Bệnh chàm nên ăn gì kiêng ăn gì?

Bệnh chàm là một bệnh lý ngoài da có thể xảy xảy ra với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi, bệnh khiến người bệnh ngứa ngáy, đau nhức khó chịu và rất mất thẩm mĩ. Việc điều trị bệnh chàm có đạt hiệu quả cao hay không ngoài việc tìm được thầy thuốc giỏi còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh chàm nên ăn gì kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người bệnh gửi về của phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn trong thời gian gần đây.

Bệnh chàm nên ăn gì?

Theo các bác sĩ Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, những loại thực phẩm chứa chất béo tốt cho sức khỏe, vitamin, khoáng chất có tác dụng rất tốt đối với quá trình chữa trị bệnh chàm, giúp các triệu chứng của bệnh được giảm nhẹ, ngăn ngừa bệnh tái do giảm viêm và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Khi bị bệnh chàm, người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm như:

Dầu cá: chứa nhiều axit béo omega 3, cải thiện những triệu chứng viêm. Mỗi ngày bạn có thể bổ dung dầu cá dưới dạng viên nang.

Dầu hạt lanh: cung cấp những axit béo thiết yếu cho cơ thể, đồng thời ngăn chặn được sự hình thành những yếu tố gây viêm, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh chàm. Mỗi ngày bạn có thể bổ sung một thìa cà phê dầu hạt lanh hoặc cũng có thể sử dụng dạng bột rắc lên thức ăn.

Bệnh chàm nên ăn gì và kiêng gì?

Dầu anh thảo: chứa nhiều omega 6 giúp thúc đẩy quá trình điều trị những triệu chứng liên quan tới mụn nước của bệnh chàm. Mỗi tối bạn có thể sử dụng 2 – 4 gan dầu anh thảo, sử dụng chung với bữa ăn sẽ tốt nhất để ngăn chặn bệnh chàm.

Kẽm: có vai trò quan trọng ngăn ngừa các đợt bệnh chàm bùng phát. Giúp chữa lạnh các tổn thương của cơ thể thông qua quá trình tổng hợp protein và điều hòa sinh sản của tế bào. Người bệnh chàm có thể bổ sung kẽm từ những loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, lạc, đậu, gạo nâu, đậu hà lan, hàu, hến, bột yến mạch,… Mỗi ngày bạn nên bổ sung khoảng 30mg kẽm là đủ, không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ra những vấn đề khác không tốt đối với sức khỏe.

Vitamin A: Tăng cường hệ thống miễn dịch của của thể, tăng sức đề kháng và những tế bào lympho, điều hòa quá trình viêm của bệnh chàm. Vitamin có nhiều trong đu đủ, cà rốt, xoài,…

Bệnh chàm nên ăn gì và kiêng gì?

Vitamin E: chống oxy hóa bảo vệ và dưỡng ẩm da rất tốt, có trong những loại kem bôi ngoài da giúp giảm ngứa và đỏ của bệnh chàm. Vitamin e có nhiều trong giá đỗ, đậu tương, lạc, vừng, hạt hướng dương, mầm lúa mạch,… Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung vitamin e ở dạng viên nang mỗi ngày.

Vitamin C: giúp giảm đi những triệu chứng dị ứng của bệnh chàm. Đồng thời còn là chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da. Bạn có thể bổ sung vitaminC từ bưởi, cam, chanh, quýt,…

Vitamin B: Thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tái tạo mô, duy trì sức khỏe sắc đẹp của da, móng, tóc, Vitamin B của nhiều trong các loại ngũ cốc, cá, rau xanh sẫm màu( rau chân vịt),…

Nước: Khi bị bệnh chàm bạn nên chú ý bổ sung đủ 2l/ ngày, giúp làn da được duy trì độ ẩm, tránh tình trạng khô da khiến da nứt nẻ khô ngứa.

Bị bệnh chàm nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh

Bệnh chàm nên kiêng ăn gì?

Bệnh chàm ở giai đoạn cấp tính người bệnh nên: Giảm đường và muối trong khẩu phần ăn, vì lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra những triệu chứng quá mẫn, còn lượng muối nhiều thì sẽ khiến thần kinh ngoại biên bị kích ứng, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh khiến cho bệnh chàm nặng hơn.

Người mắc bệnh chàm cần kiêng những thức uống gây kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá,…

Hạn chế ăn hải sản: tôm, cua, cá biển, mực, bạch tuộc,… vì những thực phẩm này sẽ khiến những triệu chứng củ bệnh tiến triển nhanh hơn, các vết chàm trên da cũng sẽ lan rộng hơn.

Kiêng những thực phẩm chứa nhiều đạm như cua, bò, tôm, gà, lạp xưởng, đồ hộp, trứng, sữa, phomai, chocolate,…

Bị bệnh chàm nên kiêng hải sản

Hạn chế thức ăn ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ: Người bệnh chàm cần kiêng những loại đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ và hàm lượng đường cao như mật ong, kẹo, sữa, chocolate, đường tinh, bánh kem, đồ đóng hộp,… ảnh hưởng rất xấu đến quá trình điều trị bệnh chàm.

Nếu các vết chàm ở da bị phù nề, rịn nước thì người mắc bệnh chàm nên giảm bớt thực phẩm chứa nhiều nước như súp, canh, cháo,…

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44