Bệnh đau bao tử có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?

Bệnh đau bao tử có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, đau bao tử là một bệnh lý rất dễ tái phát do rất nhiều nguyên nhân. Người bệnh không nên coi nhẹ chứng đau bao tử khi mới chớm vì nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Xuất huyết bao tử:

Khi có những tổn thương nghiêm trọng, chảy máu là bao tử là một cảnh báo đáng lo ngại cho tình hình sức khỏe của bạn. Dấu hiệu để nhận biết là đau bụng dữ dội, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen như hắc ín. Lúc này hãy ngay lập tức tìm đến trung tâm y tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều, dễ dẫn tử vong.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Thủng bao tử:

Một số trường hợp bệnh nhân bị đau bao tử nhưng ở dưới dạng “loét câm”, không có biểu hiện ra bên ngoài hoặc biểu hiện không rõ rệt. Bên cạnh đó các bệnh lý khác cũng có thể gây nhầm lẫn trong việc phân biệt các triệu chứng với đau bao tử. Chính vì thế khi bị thủng bao tử bệnh nhân thường cảm thấy đau rất dữ dội và đột ngột, cũng như cần được cứu chữa kịp thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Viêm bao tử mãn tính:

Nếu người bệnh chủ quan và không kiên trì chữa dứt điểm bệnh, đau bao tử có thể chuyển sang thể viêm mãn tính. Một số vị trí đặc biết như môn vị, bờ cong nhỏ, môn vị… thường rất khó hồi phục. Chính vì thế bệnh có thể tiến triển lặng lẽ đến sang các giai đoạn nặng và nguy hiểm hơn.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Ung thư bao tử:

Các triệu chứng ung thư bao tử cũng khó phân biệt với các bệnh lý khác, nên nhiều người bệnh khi phát hiện ra đã ở giai đoạn muộn. Thông thường các biểu hiện có thể là đau âm ỉ, chướng bụng và buồn nôn.

Bên cạnh đó do ăn không còn ngon miệng, người bệnh sẽ bị thiếu máu, dẫn đến thể trạng gầy sút đi và rất mệt mỏi. Những người đã có tiền sử bị đau bao tử nên lưu ý đến nguy cơ dễ bị ung thư bao tử hơn những người bình thường do đã có những tổn thương trên niêm mạc.

Bệnh đau bao tử có chữa khỏi được không?

Do chức năng đặc thù là lưu trữ và tiêu hóa thức ăn, nên bao tử luôn phải hoạt động không ngừng nghỉ trong môi trường luôn ẩm ướt. Các vết thương do đó cũng khó lành hơn, đặc biệt là ở các vị trí như hang vị, môn vị, bờ cong nhỏ… Cộng thêm thói quen ăn uống, sinh hoạt thất thường, cùng với sở thích dùng các đồ ăn thức uống dễ gây kích ứng bao tử khiến bệnh khó chữa trị dứt điểm.

Tuy nhiên, đau bao tử là một bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như bạn phát hiện kịp thời nguyên nhân gây đau, sử dụng kết hợp các biện pháp giảm triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau bao tử, và tùy theo từng trường hợp bệnh nhân có thể có những cách điều trị khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bao tử là nhiễm khuẩn H.Pylori (Hp) dẫn tới tình trạng viêm mạn tính, thậm chí loét bao tử tá tràng. Đối với trường hợp này, các bác sỹ sẽ sử dụng các thuốc theo phác đồ tiệt trừ Hp kết hợp với thuốc giảm tiết acid trong bao tử để nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời giúp giảm triệu chứng đau.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44