Bệnh động kinh là gì? Triệu chứng dấu hiệu và nguyên nhân

Động kinh xảy ra khi có những rối loạn hoạt động của hệ thống xung điện thần kinh trong não. Cụ thể là não phóng ra quá nhiều xung điện kích thích một cách đột ngột gây ra cơn động kinh. Biểu hiện điển hình nhất của bệnh động kinh là co giật. Tuy nhiên, còn nhiều dạng động kinh khác mà nhiều người chưa biết với những biến chứng và nguyên nhân khác nhau. Mời bạn cùng tìm hiểu về bệnh động kinh là gì? Triệu chứng dấu hiệu và nguyên nhân.

Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là một bệnh rối loạn thần kinh mạn tính, có biểu hiện đặc trưng là các cơn co giật không rõ nguyên nhân lặp đi lặp lại rất nhiều lần và mỗi người lại có những triệu chứng co giật khác nhau.

Việc xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh thường rất khó khăn vì bác sĩ không thể khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân. Nguyên do là khi bị động kinh, các nơ-ron thần kinh của bệnh nhân bị tổn thương gây rối loạn tâm thần, mất ý thức.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Triệu chứng lâm sàng của bệnh động kinh

Bệnh động kinh được chia làm 2 loại chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Ở mỗi dạng sẽ có những triệu chứng dấu hiệu đặc trưng riêng như:

Động kinh cục bộ

  • Cơn động kinh cục bộ đơn giản: Trong cơn động kinh người bệnh vẫn giữ được ý thức, chỉ có một số rối loạn bất thường thoáng qua như xuất hiện ảo giác về thị giác, khứu giác, vị giác, co giật nhẹ. Người bệnh vẫn giữ được ý thức, vẫn có khả năng nhận biết được cơn động kinh và có thể nhớ để kể lại.
  • Cơn cục bộ phức tạp: Người bệnh mất hẳn ý thức về môi trường chung quanh, mất phản ứng với hoàn cảnh, đờ đẫn, nhìn vẻ ngoài thấy lóng ngóng, vụng về, chép môi một cách không ý thức. Người bệnh thường không nhớ gì về việc đã xảy ra.

Khi bị động kinh cục bộ, đa số người bệnh cảm thấy miệng đắng ngắt, ngửi thấy mùi hôi khó chịu hoặc mùi tanh của sắt, không kiểm soát được hành vi và ý thức. Giật mắt và cơ mặt, sau đó chuyển sang giật tay – chân.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Động kinh toàn thể

  • Cơn động kinh nhẹ: Thường xảy ra rất nhanh, không kéo dài quá 1 phút nên được gọi là cơn vắng ý thức. Động kinh cục bộ nhẹ rất khó nhận ra vì chỉ biểu hiện sự mất ý thức thoáng qua, không kèm theo co giật.
  • Cơn động kinh nặng: Người bệnh mất hẳn ý thức, đỏ bừng mặt và cổ, đồng tử giãn hoặc co lại, vã mồ hôi, sởn gai ốc, đột ngột hạ huyết áp, đau đầu từng cơn, toàn thân cứng đờ rồi co giật liên hồi, thở không đều hoặc có thể ngừng thở. Khi các cơn động kinh qua đi, cơ bắp người bệnh nhũn ra, người bệnh mất tự chủ tiểu tiện và đại tiện, tri giác rối loạn, mất định hướng, đau đầu buồn ngủ, do mất ý thức nên người bệnh không nhớ được chuyện đã xảy ra.
  • Động kinh vắng ý thức: Bệnh nhân bị ngừng các hoạt động đi – nói – làm việc trong một vài giây, nháy mắt liên tục, nhai khi không ăn, nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó, mất nhận thức về các việc xung quanh đang diễn ra. Bệnh diễn ra trong khoảng 3-30 giây nhưng lặp lại nhiều lần trong ngày, có thể lên tới 50 – 100 cơn và thường gặp ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Dựa vào nhiều tài liệu y học đã công bố, bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan cho biết nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh là do sự rối loạn của hoạt động não. Sự rối loạn này có thể gặp phải do một số căn bệnh hoặc cũng có thể do chấn thương như:

  • Chấn thương ở vùng đầu do tai nạn giao thông, tai nạn lao động…
  • Chấn thương khi sinh nở
  • Bị nhiễm trùng não, viêm màng não, u não hoặc tai biến mạch máu não.
  • Ngộ độc ma túy hoặc rối loạn do cai ma túy hoặc cai rượu.
  • Rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, thiểu năng tuần hoàn não…
  • Một số trường hợp bị động kinh hoàn toàn không rõ nguyên nhân hoặc có liên quan đến yếu tố di truyền.

Phát hiện bệnh động kinh sớm bằng cách nào?

Để xác định bệnh động kinh, người bệnh có thể làm một số xét nghiệm chuyên sâu có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán như:

  • Điện não đồ.
  • Điện tâm đồ (để chẩn đoán loại trừ cơn rối loạn nhịp tim).
  • Chụp X quang cắt lớp não.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh nhân gặp cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên, co giật không xác định được nguyên nhân, cơn động kinh kéo dài và có những chấn thương ở vùng đầu thì nên nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44