Bệnh Parkinson có di truyền và lây không?

parkinson di truyen khong

Parkison là một căn bệnh thuộc hệ thần kinh có liên quan đến sự thoái hóa của một nhóm tế bào não, gây ra các triệu chứng phổ biến như: run tay chân, di chuyển khó khăn, cử động chậm chạp. Sau thời gian dài bị bệnh, người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng gây khó khăn cho cuộc sống, sinh hoạt, thậm chí còn có thể bị mất đi khả năng vận động, sức khỏe và tinh thần bị ảnh hưởng trầm trọng. Nhiều người có người thân bị mắc bệnh Parkinson khá lo ngại về vấn đề liệu Bệnh Parkinson có di truyền không? Có lây không? Để hiểu hơn về căn bệnh này xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh Parkinson có di truyền không? Có lây không ?

Cho đến nay, hầu hết những trường hợp bị mắc bệnh Parkinson đều chưa tìm ra được nguyên nhân vì sao, song các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính làm bệnh phát triển là vì sự tương tác giữa yếu tố môi trường và GEN, khiến thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Dopamin – chất dẫn truyền kiểm soát sự cử động vận động của cơ thể.

Yếu tố di truyền được xem là một yếu tố chính trong cơ chế bệnh sinh Parkinson xảy ra ở cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi. Với những người có bố hoặc mẹ bị bệnh Parkinson thì con sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao gấp ba lần, bất kể ở độ tuổi nào. Theo một nghiên cứu khác cho thấy nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh Parkinson thì nguy cơ con bị mắc bệnh có thể sẽ cao gấp 10 lần.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Đồng thời, theo các Bác sĩ tại Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn cho biết rằng bệnh Parkinson không lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường.

Bệnh Parkinson có nhiều dạng khác nhau liên quan đến những khuyết tật di truyền có liên quan đến gia đình. Và “Bệnh Parkinson khởi phát sớm” là bệnh thường gặp nhất, thường xuất hiện trước 40 tuổi và có liên quan đến một số gen đột biến đặc trưng của Parkinson.

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh Parkinson

Dưới đây là một số những triệu chứng của bệnh Parkinson, các bạn nên tìm hiểu, nếu như cảm thấy rằng mình có bất kì một triệu chứng hay dấu hiệu nào của bệnh, thì hãy vui lòng đến gặp bác sĩ để được thăm khám tìm hiểu tình trạng và dựa theo tình hình của bệnh mà có hướng điều trị đúng đắn kịp thời.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Run: Thường bắt đầu ở ngón tay, tay hoặc chân . Bạn sẽ thấy rằng cơn run di chuyển giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Đặc biệt là run tay xảy ra khi nó được nới lỏng.

Chuyển động chậm chạp: Khả năng di chuyển của bạn bị hạn chế, chậm chạp, và bạn thấy khá khó khăn để thực hiện chúng, đứng lên ngồi xuống hoặc trở mình cũng rất khó.

Cứng cơ bắp: có thế xảy ra trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, khi các cơ bắp bị cứng như vậy sẽ làm giới hạn các phạm vi chuyển động, khiến cho bạn bị đau đớn.

Tư thế bị mất cân bằng: Người bệnh có thể cảm thấy bị mất cân bằng và các tư thế của họ có thể bị bẻ cong, cúi người về trước khi đi bộ.

Ít biểu lộ cảm xúc trên mặt, có khi không chớp mắt.

Thay đổi cách nói: Nói chuyện nhẹ nhàng và nhỏ hơn, thậm chí còn khó nghe

Thay đổi cách viết: viết chữ bị khó khăn và chữ viết càng ngày càng nhỏ

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Cách phòng ngừa bệnh Parkinson

Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh Parkinson, thì kể từ bây giờ bạn nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh cho mình cùng người thân bằng một số cách dưới đây :

Có một lối sống sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng stress, nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao thể trạng và tinh thần, ngủ nghỉ đúng giờ.

Chế độ ăn uống hợp lý, ăn những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm để có thể bảo vệ não bộ như là cà chua, ớt, chuối, cần tây, cải bó xôi, táo, rau bina… Và đảm bảo rằng đó thực phẩm sạch, an toàn.

Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuôc trừ sâu, hàn xì, xà phòng.

Sử dụng thêm một số loại thảo dược có tính chất chống stress oxy hóa, kháng viêm, để tăng cường bảo vệ được tế bào, nhờ đó quá trình thoái hóa lão hóa tế bào sẽ chậm lại như là Câu đằng, Thiên ma.

Đến những cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám tầm soát bệnh, đưa ra những lời khuyên hữu ích và phương pháp phòng ngừa bệnh. Hơn nữa có thể phát hiện bệnh ngay từ sớm sẽ có thể chữa trị kịp thời, giảm thiểu đi được những triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn rất nhiều.

5/5 - (2 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44