Bệnh quai bị có vô sinh không?

Bệnh quai bị có vô sinh không?

Bệnh quai bị hay còn có tên gọi là bệnh chàm bàm, bệnh do virus paramyxovirus gây nên, độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, trẻ em dưới 15 tuổi là nhóm đối tượng mắc bệnh chiểm đến 80% và khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Bệnh quai bị lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng, khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi nước bọt của người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác.

Mọi người thường truyền miệng với nhau khi bị quai bị có thể bị vô sinh nhưng thực tế không phải ai bị quai bị cũng vô sinh về sau. Bạn có nguy cơ bị vô sinh khi bị quai bị có biến chứng không được điều trị sớm, kịp thời và dứt điểm. Những biến chứng có thể dẫn đến vô sinh khi bị quai bị như:

Bệnh quai bị có vô sinh không? 1

Biến chứng ở nam: Thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn người bệnh sẽ thấy tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù, kèm theo đó là cơ thể sốt kéo dài 3 đến 7 ngày. Nếu không kịp thời điều trị sẽ khiến cho tinh hoàn teo dần, dẫn đến giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

Ngoài ra người bị viêm tinh hoàn do quai bị còn có thể dẫn đến nhồi máu phổi. Đây là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô. Và nếu không kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng, sinh lý về sau.

Biến chứng ở nữ: biến chứng ở nữ có tỉ lệ khá thấp chỉ chiếm khoảng 7%, song không được chủ quan bỏ qua vì có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào ở nữ giới, nhất là độ tuổi dậy thì.

Bệnh quai bị có vô sinh không? 2

Nhiễm virus quai bị trong thời gian mang thai: Khi mang thai thời kì cuối, thai phụ bị quai bị nguy cơ sinh non, thai chết lưu khá cao, ảnh hưởng lớn đến tử cung và khả năng thụ thai về sau. Thời kì đầu mang thai bị nhiễm virus quai bị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai gây dị dạng, sảy thai.

Gây tổn thương thần kinh: Một biến chứng khác của bệnh quai bị có tỉ lệ 0,5%, lúc này người bệnh sẽ bị nhứt đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy.

Viêm tụy: biến chứng viêm tụy có tỉ lệ 3 đến 7%, một biểu hiện nặng khi bị quai bị với biến chứng này người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng dữ dội, nôn ói, tụt huyết áp.

Bệnh quai bị thuộc loại bệnh rất dễ mắc phải, dễ lây lan. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe con trẻ cách phòng bệnh duy nhất là cho trẻ đi tiêm phòng. Sau khi tiêm chủng 6 đến 7 tuần cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra kháng thể đạt mức cao nhất để phòng được bệnh khi có dịch.

Các bậc phụ huynh và mọi người cần lưu ý khi có biểu hiện mắc bệnh cần thăm khám, điều trị kịp thời không được chần chừ, chủ quan, kéo dài thời gian để bệnh biến chứng để lại những hậu quả không mong muốn về sau.

Bệnh quai bị được điều trị như thế nào?

Khi bị quai bị, việc điều trị như thế nào cũng là nỗi lòng của không ít người bệnh bên cạnh nỗi lo bệnh có gây vô sinh không. Trong bài viết này cũng xin chia sẻ đến người bệnh cách điều trị quai bị.

  • Ngày xưa khi bị quai bị ông cha chúng ta thường điều trị bằng các bài thuốc dân gian như: dùng cây rẻ quạt, chàm mèo sắc nước uống; đốt hạt gấc, giã lá muồng trâu để đắp.
  • Với y học hiện đại quai bị được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị. Bệnh được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh tiêu viêm, diệt virus.
  • Trong Đông y quai bị thuộc phạm vi chứng ôn độc. Trường hợp ôn độc nhẹ phép điều trị sẽ sơ tán phong tà hoạt huyết, trường hợp ôn độc nặng sẽ thanh hỏa giải độc tuyên tiết phong nhiệt.

Thuốc Đông y điều trị quai bị là những thảo dược từ thiên nhiên như: Kim Ngân Hoa, Liên Kiều, Kinh Giới, Trúc Diệp, Cát Cánh, Thuyền Thoái, Diệp Tử Thảo, Cam Thảo…khá an toàn và lành tính hiệu quả điều trị khá cao, không gay tác dụng phụ.

Một số lưu ý khi bị quai bị:

  • Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi một chỗ trong khoảng thời gian này, lưu ý không vận động mạnh, chạy nhảy, đi lại nhẹ nhàng.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt, ăn các món mềm như súp, cháo loãng, canh để bổ sung dinh dưỡng. Tránh các thực phẩm có tính axit, đồ uống có cồn, có ga.
  • Chườm đá lạnh để xoa dịu vùng hạch sưng và làm giảm cảm giác khó chịu.
5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44