Triệu chứng và cách phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý xương khớp khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh chiếm đến hơn 80% các trường hợp bị thoái hóa xương khớp ở tuổi trung niên và cao niên. Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh mãn tính, gây đau đớn, hạn chế khả năng vận động và biến dạng cột sống của người bệnh. Tuy nhiên bệnh thường tiến triển từ từ tăng dần theo tuổi tác nên rất khó để nhận biết và có biện pháp điều trị. Chỉ đến khi gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mới tiến hành khám chữa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng các bác sĩ Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn tìm hiểu bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? triệu chứng và cách phòng bệnh như thế nào?

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Cột sống đóng vai trò là một trục đỡ của cơ thể, giúp chúng ta có thể vận động thoải mái theo các tư thế gấp, uốn người, vặn mình,…

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống vùng thắt lưng do tuổi tác, do di truyền, quá trình sinh hoạt – vận động không khoa học hoặc do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng,…

Thoái hoá cột sống thắt lưng là tình trạng các tế bào sụn ở cột sống cùng thắt lưng bị thoái hóa theo  thời gian, khả năng sản sinh và tái tạo tế bào sụn giảm dần và mất hẳn, từ đó dẫn đến chất lượng sụn giảm dần, tính đàn hồi và chịu lực kém hơn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh khi vận động.

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Triệu chứng và cách phòng bệnh

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nếu để lâu không chữa trị có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như bại liệt, biến dạng cột sống,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vị vậy cần có biện pháp phòng và điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng kịp thời.

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng dễ nhận biết nhất là xuất hiện các cơn đau ở vùng thắt lưng kéo dài thành từng đợt, có khi đau âm ỷ, có khi đau dữ dội rồi giảm và hết. Bệnh thường tái phát nhiều lần, nhất là khi vận động nhiều, vận động nặng khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực. Các triệu chứng  thường gặp nhất của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là:

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Triệu chứng và cách phòng bệnh

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

  • Xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột khi bị chấn thương, vận động quá mức hoặc khi bị lạnh.
  • Cảm giác đau vùng cột sống thắt lưng, cơn đau buốt lan xuống mông và đùi nhất là về đêm khiến người bệnh không cúi được, ngồi xuống hay đi lại rất khó khăn.
  • Đau vùng thắt lưng dữ dội, hoặc âm ỉ khiến việc vận động bị hạn chế, cột sống vẹo sang một bên.
  • Xuất hiện triệu chứng co cứng cơ cạnh cột sống.

Khi nhận thấy có bất kì triệu chứng nào của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng như đã nêu ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị. Vì bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Viêm xương khớp ở các mặt khớp; Hẹp ống xương sống thắt lưng; Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng,…

Cách phòng bệnh

Bác sĩ Ngoan cũng cho biết, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có triệu chứng rất dễ nhận biết và cũng rất dễ phòng ngừa bệnh và những biến chứng của bệnh. Bạn có thể làm theo một số cách dưới đây để phòng tránh bệnh hiệu quả.

  • Hạn chế việc mang vác vật nặng, làm việc quá sức, làm việc sai tư thế, không đứng lâu hay ngồi lâu để tránh những tác động xấu đến cột sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh trường hợp bị thừa cân – béo phì để giảm khối lượng cơ thể, hạn chế sức ép đến cột sống. Bạn nên tăng cường ăn nhiều chất xơ, omega, chất chống oxi hóa, bổ sung canci và các chất hỗ trợ tái tạo xương khớp, phòng ngừa loãng xương. Đồng thời giảm bớt chất béo, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Không hút thuốc lá vì chất Nicotin có trong thuốc lá sẽ ngăn chặn quá trình hấp thu vitamin và dưỡng chất của cơ thể, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Duy trì chế độ tập luyện thể dục – thể thao hằng ngày giúp cho xương khớp dẻo dai, cơ bắp chắc khỏe, đĩa đệm giữ nước,… ngăn ngừa hiệu quả bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Những bài tập mang lại hiệu quả nhất gồm Yoga, bơi lội, chạy bộ quãng ngắn…

Hiện nay YHCT Sài Gòn đang áp dụng một số biện pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng theo những cách như:

Thuốc Đông y: Các bài thuốc gia truyền sử dụng thảo dược tự nhiên giúp nâng cao chất lượng xương khớp, giảm bớt những cơn đau do bệnh gây ra.

Bấm huyệt, châm cứu: Phương pháp này cho hiệu quả khá tốt khi tác động vào những huyệt vị quan trọng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và cải thiện khả năng hoạt động của cột sống.

Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu thường áp dụng là sóng ngắn, sóng siêu âm, kích thích điện, kéo dãn cột sống bằng máy,… có tác dụng gia tăng tuần hoàn máu ở các mô sâu, đưa chất dinh dưỡng đến vùng bị tổn thương, tăng đào thải các chất độc hại, giảm đau hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44