Bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

mo thoat vi dia dem khong

Chào các bác sĩ Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, tôi có một câu hỏi mong muốn các bác sĩ giải đáp sớm là “Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không ạ?”. Tôi năm nay 47 tuổi, bị thoát vị đĩa đệm đã 2 năm nay và chạy chữa bằng nhiều biện pháp nhưng không khỏi hẳn được. Các cơn đau cứ tái phát liên tục. Có người khuyên tôi đi mổ nhưng tôi rất ngại đụng đến dao kéo. Mong các bác sĩ sớm có câu trả lời cho tôi! Cảm ơn các bác sĩ!

Xuân Nam – Bình Dương

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn trực tuyến của Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn chúng tôi. Vấn đề của bạn đã được các bác sĩ tiếp nhận và giải đáp ngay sau đây. Mời bạn theo dõi.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Theo các bác sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn, bệnh thoát vị đĩa đệm đối với các trường hợp nhẹ thường được ưu tiên điều trị bằng thuốc kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu vẫn có khả năng cải thiện được tình trạng bệnh, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Tuy nhiên, nếu việc điều trị theo phương pháp bảo tồn không mang lại nhiều hiệu quả và cơn đau trở nên dữ dội hơn thì các bác sĩ sẽ chỉ định mổ nhằm lấy bỏ toàn bộ phần nhân thoát vị gây chèn ép cột sống hoặc thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo.

Phẫu thuật có thể là một lựa chọn tốt trong trường hợp người bệnh bị đau thần kinh tọa nặng, có cảm giác tê yếu ở hông và chân không đi được. Tuy nhiên phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm tiềm ẩn một số một nguy cơ nhỏ gây tổn hại tới dây thần kinh hoặc cột sống. Cho nên người bệnh cần cân nhắc trước khi quyết định hoặc lắng nghe ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Những biến chứng nguy hiểm do mổ thoát vị đĩa đệm

Tuy nhiên, các bác sĩ tại Y học Cổ truyền Sài Gòn khuyên rằng bệnh nhân không nên mổ thoát vị đĩa đệm. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn nếu tìm “đúng thầy đúng thuốc”.

Có nhiều người bị thoát vị đĩa đệm phải mổ nhiều lần trong thời gian ngắn nhưng tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện nhiều, các cơn đau vẫn quay lại. Đây còn gọi là hội chứng sau phẫu thuật thất bại. Đây là trường hợp thường gặp đối với các ca phẫu thuật ở khu vực lưng.

Chỉ có khoảng 70% số người phẫu thuật thành công mà không gặp phải biến chứng nào. Vì việc xác định nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và tình trạng bệnh khá khó, không phải bác sĩ nào cũng đủ kinh nghiệm để chẩn đoán chính xác.

Mổ thoát vị đĩa đệm thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Mổ thoát vị đĩa đệm thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Sẽ rất nguy hiểm nếu bác sĩ chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm khi chưa nhận diện đúng bệnh lý. Có nhiều trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm đã gặp phải các biến chứng liệt người, thậm chí tử vong, nhất là đối với người có bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc bị thoái hóa cột sống quá nặng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

Các bác sĩ cho rằng yếu tố quan trọng nhất của điều trị thoát vị đĩa đệm đó là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để đưa ra chiến lược điều trị tận gốc, trong đó ưu tiên những phương pháp không phẫu thuật, không dùng thuốc và không xâm lấn.

Hiện nay, Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn đang áp dụng một số cách chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền cho hiệu quả cao, ít tốn kém và ít nguy cơ hơn phẫu thuật như:

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn đảm bảo an toàn, hiệu quả
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn đảm bảo an toàn, hiệu quả

Chữa bằng thuốc Đông y dạng uống

Bài thuốc 1: Lấy 20g mỗi vị Hương nhu tía, sâm ngọc linh, thiên niên kiện, đem sắc với 1,5 lít nước đến khi còn khoảng 1 bát thì chắt ra uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Sử dụng xuyên ô, phụ tử, quế chi, độc hoạt, ma hoàng, thạch chi, đương quy, cam thảo, tế tân, can khương, đỗ trọng… Sắc với 1,5 lít nước đến khi còn một nửa thì chắt ra chia đều uống trong ngày.

Bài thuốc này giúp làm tăng độ cứng của vòng xơ, đẩy nhân nhầy bị thoát vị về vị trí cũ, phục hồi phần cơ bị tổn thương, giảm đau.

Chữa bằng bài thuốc đắp

Lấy 100g lá chìa vôi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với 50g muối hột. Sau đó cho hỗn hợp này vào một miếng vải sạch dùng đắp lên vùng bị đau. Nhờ các tinh chất từ muối và lá chìa vôi thẩm thấu sâu vào gân cốt, giúp giảm đau nhanh, tăng lưu thông máu và phục hồi các tế bào bị tổn thương, giảm áp lực lên đĩa đệm…

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu, bấm huyệt được rất nhiều người ưa chuộng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu, bấm huyệt được rất nhiều người ưa chuộng

Chữa bằng bấm huyệt

Tùy vào từng giai đoạn và tình trạng bệnh lý của từng người mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp, lựa chọn huyệt vị và thời gian bấm huyệt khác nhau.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết tại chỗ, nâng cao sức khỏe, giảm đau đớn.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu

Đây là phương pháp đã được khoa học công nhận về độ hiệu quả và an toàn cho điều trị thoát vị đĩa đệm. Quá trình châm cứu sẽ tác động lên hệ thống dây thần kinh và những đĩa đệm bị thoát vị, đẩy đĩa đệm trở về vị trí cũ, ngăn chặn những cơn đau do bệnh gây ra.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44