Bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì

Bệnh tiểu đường nên ăn gì

Khi mắc bệnh tiểu đường việc lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Danh sách những nhóm thực phẩm, thức ăn tốt nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ khuyên người bệnh tiểu đường nên ăn để đảm bảo sức khỏe:

Rau xanh và các loại thực phẩm giàu chất xơ: Các chất xơ có trong thực vật có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết và biến chứng hiệu quả. Vì vậy, khi bị bệnh tiểu đường trong bữa ăn hằng ngày các bạn nên bổ sung các loại rau như: cải xoăn, rau bina, diếp cá, rau có màu xanh đậm, trái cây ít ngọt, các loại hạt, họ đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng), lúa mạch,…

Tinh bột lành mạnh: Với người bệnh tiểu đường cần giảm thiểu carbonhydrat (chất bột, đường) do đó bạn không nên dùng các loại ngũ cốc đã tinh chế mà nên dùng ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, khoai lang.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì

Chất đạm: Bổ sung các loại chất đạm lành mạnh có trong đậu phụ, cá, thịt trắng. Ngoài ra sữa tách béo, sữa không đường cũng là nguồn bổ sung năng lượng và dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường.

Chất béo chưa bão hòa (không no): có trong bơ, hạnh nhân, hồ đào, óc chó, dầu oliu, dầu đậu nành,…sẽ giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu tốt cho người tiểu đường. Với dầu oliu bạn nên chế biến sử dụng ở nhiệt để thường để đảm bảo không chuyển hóa thành chất độc hại không tốt cho cơ thể.

Cá: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi rất giàu axit béo omega-3 không chỉ tốt cho người bệnh tiểu đường mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng thiết yếu bạn cần ăn cá ít nhất 2 lần 1 tuần.

Thảo mộc, đồ uống: Để bữa ăn ngon hơn người bệnh có thể thêm các loại gia vị, thảo mộc như: quế, chanh, tỏi, ớt, gừng, rau thơm khi chế biến.

Đồ uống từ nước trái cây, nước ép nguyên chất, có thể sử dụng trà xanh, trà thảo được, nước khoáng không đường.

Trái cây tươi ít đường: bưởi, cam, dâu tây, bơ, táo, kiwi, việt quất,… trái cây giàu Vitamin và khoáng chất, rất tốt cho người bị tiểu đường. Trái cây có hàm lượng đường thấp sẽ có tác dụng kiểm soát chỉ số đường huyết.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì

 

Bệnh tiểu đường nên kiêng gì

Với người bệnh tiểu đường khi cung cấp quá nhiều calo và chất béo, cơ thể sẽ phản ứng tăng nồng độ đường trong máu. Đường huyết tăng cao sẽ trở nên khó kiểm soát, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy để ổn định đường huyết và tránh biến chứng người bệnh tiểu đường cần kiêng các loại thực phẩm như:

Chất béo có nguồn gốc động vật, chất béo bão hòa và cholesterol: Thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật, thịt đỏ, đồ ăn chiên xào, khoai tây rán, các loại thịt cá chế biến sẵn, nước sốt thịt nướng,….sẽ khiến người bị tiểu đường tăng cân nhanh. Đồng thời khiến lượng Cholesterol xấu trong máu tăng, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch ở người tiểu đường.

Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh: mì gói, pizza, xúc xích, gà rán, dưa muối, thịt cá đóng hộp,… trong những thực phẩm này chứa nhiều chất béo không bão hòa, Natri. Khi sử dụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, khiến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.

Trái cây khô, đồ sấy: mít sấy, nho khô, vải sấy, nước ép trái cây,…chứa khá nhiều đường, có thể khiến lượng đường huyết tăng lên nhanh chóng, nên người bệnh tiểu đường cần tránh ăn.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì

Sữa béo: pho mát, bơ, phô mai, kem là những thực phẩm cấm kỵ đối với người bị tiểu đường. Để đảm bảo sức khỏe các bạn nên dùng sữa không đường, tách béo.

Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích: Không chỉ khiến lượng đường trong máu tăng vọt mà còn làm hại cho gan, không tốt cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường phải kiêng kị.

Tránh đồ uống có đường: Nước ngọt đóng chai, nước tăng lực người bệnh tiểu đường cần tránh, thay vào đó bạn chỉ nên uống nước lọc để cung cấp nước cho cơ thể.

Với bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì để tốt cho sức khỏe, các bạn cần lưu ý thêm chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá ít hoặc quá no, tuyệt đối không được bỏ bữa.

Phòng khám y học cổ truyền Sài Gòn

Để đảm bảo cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để có 1 chế độ ăn uống phù hợp, tập cho mình thói quen ăn nhạt, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh chế độ ăn uống cần phải thăm khám, điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe ngăn chặn biến chứng. Không được tự ý điều trị bệnh tại nhà, sử dụng thuốc bừa bãi để bệnh lý ngày càng nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44