Bệnh viêm amidan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hình ảnh

Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi trời trở lạnh thường khiến nhiều người bị viêm amidan. Hầu hết mọi người đều có thể bị viêm amidan không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bệnh nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ tái phát thường xuyên, thậm chí gây nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh viêm amidan là gì? Nguyên nhân dấu hiệu và triệu chứng để có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Viêm Amidan là bệnh gì?

Amidan là tổ chức bạch huyết lympho đã có ngay từ khi sinh ra. Nó có vai trò quan trọng là sinh ra các kháng thể để bảo vệ đường hô hấp trên, tránh các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường hầu, họng.

Amidan đảm nhiệm vai trò như một hàng rào miễn dịch cực kỳ quan trọng cho đường hô hấp. Do hoạt động của các cơ họng khi nhai nuốt cùng sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng, kèm theo tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn nên rất dễ viêm nhiễm, hình thành mủ trong hốc Amidan.

Viêm amidan được chia thành 2 thể cấp tính và mãn tính, quá phát. Viêm amidan cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm amidan mãn tính, trong đó biến chứng viêm amidan hốc mủ là một dạng thường gặp nhất của giai đoạn mãn tính.

Viêm amidan hốc mủ là khi amidan viêm mãn tính mà các hốc ở đó có mủ trắng như sữa hoặc màu vàng đục, bị nhiễm trùng có mủ cộng với cặn bã, chất xơ viêm.

Bệnh viêm amidan là tình trạng tuyến amidan bị sưng tấy, đay rát do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân dẫn đến viêm Amidan

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm amidan như:

  • Do sự tấn công của vi khuẩn khi thức ăn đọng lại trong khoang miệng và người bệnh không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không kỹ sau khi ăn.
  • Cấu trúc của Amidan có rất nhiều hốc và nhiều khe hở và đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và sinh trưởng gây bệnh.
  • Amidan chính là vị trí cửa ngõ của đường hô hấp, cho nên thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.
  • Yếu tố thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm Amidan. Khi thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột, hệ miễn dịch của bạn rất dễ suy yếu và đây là thời cơ để vi khuẩn, vi sinh vật tấn công amidan gây sưng viêm.
  • Các nguyên khác gây viêm amidan như hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, uống nhiều nước đá lạnh… cũng dẫn đến hiện tượng viêm amidan.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan

Triệu chứng của bệnh viêm amidan

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm amidan được chia thành 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính, cụ thể như:

Triệu chứng bệnh viêm amidan cấp tính

  • Sốt cao đột ngột: đây là dấu hiệu đầu tiên của viêm amidan, kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, chán ăn.
  • Amidan sưng tấy, đỏ: Tại vị trí amidan sưng to và niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết trong, kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi nếu bị viêm do virus. Còn nếu viêm do vi khuẩn thì trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện những chấm mủ hoặc mảng mủ màu trắng.
  • Đau rát họng, nuốt vướng: Amidan sưng to nên khi bị viêm người bệnh thường cảm thấy vướng víu, khó nuốt, cản trở việc ăn uống. Đồng thời người bệnh cảm thấy đau rát cổ họng, đôi khi đau nhói lên tai khi nuốt hoặc nói chuyện.
  • Khó thở, ngáy to: Đường hô hấp bị ảnh hưởng khi amidan bị viêm, sưng nên khi ngủ người bệnh có thể ngáy to.

Viêm amidan gây sốt, sưng họng, khó nuốt...

Triệu chứng bệnh viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính thường có ít dấu hiệu nhận biết hơn và không có gì đặc biệt. Bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu viêm amidan cấp tính trên kèm theo những triệu chứng dấu hiệu sau:

Hơi thở hôi: Cho dù vệ sinh răng miệng rất sạch sẽ nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi khó chịu.

Ho: Ho khan từng cơn, ho nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, họng đau rát, nuốt khó và giọng nói thay đổi. Nhưng đến một lúc sau lại hết.

Hay sốt vặt: Người bệnh thường sốt vặt, người có cảm giác ngây ngấy sốt lúc chiềum, cơ thể gầy gò, xanh xao, thể trạng giảm sút nhanh.

Amidan xơ chìm: Hai amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt xơ trắng; trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm. Khi dùng tay ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc.

Trên đây là thông tin giải đáp về bệnh viêm amidan là gì? Nguyên nhân dấu hiệu và triệu chứng?. Nếu bạn có những triệu chứng trên hãy đi đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Hình ảnh bệnh viêm amidan

Hình ảnh bệnh viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính chưa có nhiều mủ

Viêm amidan mãn tính đã hình thành các hốc mủ, amidan sưng to

Viêm amidan hốc mủ có chứa rất nhiều mủ

Đây là biến chứng của viêm amidan mãn tính

Bệnh viêm amidan có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn, bệnh viêm amidan khi ở giai đoạn cấp tính không gây nguy hiểm cho người bệnh, nhưng khi chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc giai đoạn viêm amidan hốc mủ sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Có thể kể ra những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra như:

Bệnh tinh hồng nhiệt

Do độc tố của liên cầu trùng gây viêm amidan khiến bệnh nhân bị nổi ban, nổi hạch, đau họng, họng đỏ, sốt cao, nhức đầu, ói mửa, amidan sưng to, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh… Bệnh tinh hồng nhiệt do viêm amidan có thể dẫn đến biến chứng viêm tai giữa hoặc hoại tử các xương con.

Viêm amidan có thể gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm khớp cấp

Bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau ở các khớp cổ tay, ngón tay, đầu gối, ngón chân, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Biến chứng viêm khớp cấp do viêm amidan thường dẫn đến bệnh lý ở màng tim rất nguy hiểm.

Viêm cầu thận

Tỷ lệ viêm cầu thận biến chứng do viêm amidan khoảng 24% và có thể nhanh chóng chuyển thành viêm thận cấp, suy thận ngay sau đó. Biểu hiện là bệnh nhân bị phù chân, phù mặt, nhất là sau khi ngủ dậy.

Apxe quanh amidan

Trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần thường dẫn đến Apxe amidan. Biến chứng khiến bệnh nhân đau họng, khó nuốt, đau đầu, sốt cao, sưng họng to khiến nói không ra tiếng, hơi thở hôi, chảy nước dãi do không nuốt được.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44