Bệnh viêm phế quản là gì? Triệu chứng dấu hiệu, nguyên nhân

Viêm phế quản là gì

Theo nhiều tài liệu y học, bệnh viêm phế quản là thuật ngữ chuyên môn dùng để chỉ tình trạng lớp niêm mạc của các ống phế quản bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Các ống phế quản này có chức năng dẫn không khí đến trao đổi tại phổi.

Tùy theo thời điểm phát bệnh và mức độ của bệnh mà có thể chia viêm phế quản thành hai loại chính là: Viêm phế quản cấp tính và mãn tính.

Viêm phế quản cấp tính: Xuất hiện do nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Viêm phế quản cấp tính thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi nhanh chóng kết thúc, không để lại triệu chứng gì.

Viêm phế quản mãn tính: Chủ yếu do người bệnh không chịu điều trị hoặc điều trị không đúng cách khi bị viêm phế quản cấp tính. Bệnh thường kéo dài dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh và khó điều trị dứt điểm.

Bệnh viêm phế quản là gì?

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm phế quản

Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm phế quản thường thấy như:

Khói thuốc lá, thuốc lào… Nguyên nhân này chiếm đến 88% số người mắc viêm phế quản mãn tính.

Ô nhiễm môi trường: Khói bụi công nghiệp, khí độc hữu cơ, vô cơ, khí hậu ẩm ướt, lạnh cũng có thể dẫn đến viêm phế quản.

Nhiễm khuẩn: Nhiễm một số vi khuẩn, virus cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.

Yếu tố cơ địa: Do cơ địa dị ứng với các dị nguyên từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, côn trùng, mùi hương…

Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản như ô nhiễm, thời tiết...

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản được chia ra làm 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính nên các triệu chứng dấu hiệu của bệnh ở mỗi giai đoạn cũng có sự khác nhau.

Triệu chứng dấu hiệu viêm phế quản cấp tính:

  • Ho dai dẳng, ho nhiều khi trời lạnh hoặc khi tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm…
  • Cổ họng có đờm nhầy màu trắng trong hoặc màu trắng đục. Đôi khi có màu xám vàng hoặc màu xanh lục.
  • Luôn cảm thấy khó thở, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ.
  • Thở khò khè, người ớn lạnh, tức ngực.

Viêm phế quản gây ho, ho có đờm đặc

Triệu chứng dấu hiệu viêm phế quản mãn tính:

  • Ho nhiều, ho có đờm đặc màu vàng, đôi khi ho ra máu.
  • Nội soi thấy niêm mạc phế quản dày lên, nhiều sẹo, tiết nhiều dịch nhầy.
  • Ho nhiều khi thời tiết ẩm ướt hoặc sáng sớm khi ngủ dậy.
  • Người thường xuyên mệt mỏi, khó thở.

Một số cách chữa và điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả

Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm phế quản, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị. Trong trường hợp bạn chỉ bị viêm phế quản cấp tính thì có thể điều trị đơn giản, thiết lập chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và làm việc hợp lý, kết hợp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Nhưng nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính thì cần có phác đồ điều trị khoa học để tránh tái phát, gây ra tình trạng nhờn thuốc.

Triệu chứng của viêm phế quản còn có tức ngực, khó thở

Chữa và điều trị viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Tây y:

Nếu cơ thể sốt cao trên 38,5 độ thì bạn có thể sử dụng những loại thuốc có chứa paracetamol để hạ sốt. Đồng thời, bạn hãy bổ sung thêm các loại nước bù điện giải để cân bằng lại lượng huyết tương trong máu, phòng tránh mất nước có cơ thể. Đối với những người có triệu chứng khó thở, thở khò khè hoặc nghe có tiếng rít thì có thể sử dụng thêm thuốc giãn phế quản.

Chữa và điều trị viêm phế quản bằng thuốc Đông y:

Bạn có thể sử dụng bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản mãn tính như sau: Lấy Hạnh Nhân, Tử Uyển, Cát Cánh, Cam Thảo, Tiền Hồ, Bán Hạ, Trần Bì, Ma Hoàng… Tất cả đem sắc uống ngày 2 lần khi còn ấm, uống sau bữa ăn 90 phút.

Thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản:

Chữa viêm phế quản bằng Gừng và Mật Ong: Bạn lấy 50g Gừng tươi, 100g rễ cây chè, mật ong. Tiếp theo bạn cho gừng và rễ chè vào nồi, thêm nước sắc trên lửa nhỏ khoảng 30 phút thì chắt ra lấy nước thuốc, pha thêm mật ong để uống. Mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc sau khi ăn đều được, mỗi lần khoảng 20ml.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44