Bị sỏi thận 3mm 5mm 7mm có nguy hiểm không

Kích thước sỏi thận bao nhiêu thì nguy hiểm?

Thận là cơ quan lọc máu cho cơ thể, tạo ra nước tiểu và loại bỏ những chất thải ra ngoài cơ thể nên đóng vai trò rất quan trọng. Khi lượng nước tiểu quá ít hoặc do nồng độ các khoáng chất có trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận lâu ngày và kéo dài thì chúng sẽ tập trung lại với nhau và tạo thành sỏi thận.

Khi mới bị sỏi thận những viên sỏi ban đầu khá nhỏ, chúng có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Nhưng khi sỏi đã lớn sẽ sẽ không thể đi ra được theo đường nước tiểu. Từ đó gây tắc nghẽn đường tiết niệu, ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu, khiến người bệnh đau đớn và nhiều tình trạng nghiêm trọng khác.

Ngoài những cơn đau quặn thường thấy là hiện tượng khác như: tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt. Cộng với đó là cơ thể phát sốt và buồn nôn.

Bị sỏi thận 3mm 5mm 7mm có nguy hiểm không

Kích thước sỏi thận bao nhiêu thì nguy hiểm? Không phải là điều mà người bệnh nên quan tâm mà khi có dấu hiệu bệnh, phát hiện mắc bệnh các bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị bệnh sớm không nên chủ quan để bệnh kéo dài.

Bị sỏi thận 3mm 5mm 7mm có nguy hiểm không?

Kích thước của sỏi là đường kính lớn nhất đo được của viên sỏi. Bị sỏi thận 3mm 5mm 7mm có nguy hiểm không? Hay kích thước lớn hơn mới gây ra nguy hiểm.

Với sỏi thận 3mm, kích thước này không quá nguy hiểm với người bệnh. Viên sỏi có thể rơi xuống bàng quang ra ngoài đường tiểu khi uống thuốc.

Với sỏi thận kích thước 5mm hoặc nhỏ hơn 5mm người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng bụng, hông và lan xuống cả đùi. Khi dùng thuốc sỏi không xuống được bàng quang và ra ngoài lúc này cần phải can thiệp sớm.

Đối với những người bị sỏi thận 7 mm có thể gây ra tình trạng ứ nước dẫn đến các biến chứng nguy hiểm kèm theo. Ở giai đoạn này, nếu như tình trạng ứ nước ở mức độ cao cần phải mổ hoặc tán sỏi để lấy sỏi ra khỏi cơ thể một cách sớm nhất.

Bị sỏi thận 3mm 5mm 7mm có nguy hiểm không

Bị sỏi thận 3mm 5mm 7mm có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu người bệnh không điều trị để bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Tắc đường tiết niệu: Sỏi thận vị trí thường nằm ở đài thận, bàng quang hoặc bể thận. Và chúng không nằm yên một chỗ mà thường di chuyển dọc theo dòng chảy của nước tiểu, khi sỏi rơi vào niệu quản sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn. Khi sỏi rơi vào niệu quản, niệu quản cần phải co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài nên gây ra những cơn đau quặn thắt. Các viên sỏi làm tắc nghẽn đường thông của nước tiểu gây ra hiện tượng ứ nước, đọng nước ở niệu quản và thận gây bí tiểu.
  • Nhiễm trùng: Khi sỏi nằm trong thận quá lâu không điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng, thận ứ mủ. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, tiểu ra mủ, cần can thiệp gấp không nên để chậm trễ.
  • Suy thận: Thận bị ứ nước lâu ngày cộng thêm nhiễm trùng sẽ lần lượt phá hủy hết các mô thận dẫn đến suy thận. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi thận, khả năng dẫn đến biến chứng này không cao nhưng người bệnh cũng không được chủ quan. Một khi bị suy thận tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Để bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng do bệnh sỏi thận gây ra, điều trị bệnh sớm là điều cấp thiết đối với người bệnh. Hiện nay, sỏi thận có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc Đông y, đồng thời khắc phục được những nhược điểm của thuốc Tây y.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44