10+ Bài thuốc dân gian chữa trị bệnh chàm hiệu quả

Bệnh chàm nằm trong nhóm bệnh dị ứng ngoài da mãn tính. Bệnh là tình trạng da xuất hiện các mụn nước, gây ngứa, nóng, đỏ, các mụn xuất hiện ngày càng nhiều và lặp đi lặp lại khiến người bệnh khó chịu, mất tự tin, mặc cảm trong giao tiếp. Bệnh chàm có rất nhiều cách điều trị khác nhau và hiệu quả và an toàn nhất vẫn là những dược liệu từ thiên nhiên.

Bài thuốc Nam chữa trị bệnh chàm

Chìa vôi

Dây Chìa vôi hay còn gọi là dây đậu xương, một vị thuốc nam có tác dụng trị bệnh ngoài da chàm tổ đĩa an toàn toàn cho da, bệnh về xương khớp khá hiệu quả.

Để điều trị chàm bằng dây chìa vôi người bệnh cần lấy phần ống dây rồi đem phơi sao vàng, hạ thổ để dùng dần. Khi sử dụng, các bạn lấy 150g dây chìa vôi đã qua chế biến thêm nước vào đun sôi, để nhỏ lửa khoảng 20 phút. Sau đó chắt lấy nước, đem hứng sương qua đêm và dùng để uống 1 lần trong ngày. Thực hiện liên tục 3- 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

10+ Bài thuốc dân gian chữa trị bệnh chàm hiệu quả 1

Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị khoảng 50 ml dầu dừa, một miếng vải bông mềm sạch.
  • Bước 2: Dừng nước ấm vệ sinh sạch vùng da bị chàm – á sừng rồi sử dụng vải bông mềm lau khô.
  • Bước 3: Tiến hành thoa thật đều dầu dừa và massage nhẹ nhàng vùng da bị chàm trong vòng 10 đến 15 phút để dầu dừa có thể thấm đều vào da. Khi đã hết 15 phút, bạn dùng vải khô lau sạch đi.

Bạn có thể uống dầu dừa để chữa bệnh chàm

Bạn cũng có thể áp dụng một cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa khác là: Lấy 300 gram quả phi lao khô, 50 ml dầu dừa, 10g kẽm oxit, 20 g tóc rối. Lấy quả phi lao và tóc rối đi đốt nhưng không để cháy thành tro rồi đem nghiền nhỏ thành bột, sau đó trộn cùng oxit kẽm và dầu dừa thành hỗn hợp dạng sệt. Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị chàm 2-3 lần một ngày sẽ có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Dầu dừa trong ăn uống: Đây là phương pháp khá nhẹ nhàng, đơn giản đối với những người bị mắc bệnh chàm da. Bạn chỉ cần pha một chút nước dầu dừa để uống hoặc áp dụng dầu dừa trong chế biến đồ ăn trong bữa ăn hàng ngày là tình trạng bệnh sẽ sớm có dấu hiệu chuyển biến tốt. Các dưỡng chất quan trọng trong dầu dừa khi đi vào cơ thể sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị chàm da.

Cây củ ráy

Cây củ ráy được trông khá phổ biến và quen thuộc ở nước ta. Miền Bắc gọi là cây dọc mùng trắng, miền Nam gọi là cây bạc hà. Thân cây được dùng làm các món ăn và củ của cây có thể dùng điều trị bệnh chàm tổ đĩa khá hiệu quả.

Để điều trị bệnh các bạn lấy phần thân tiếp giáp với củ, thái lát mỏng/giã nát, đem đun sôi với nước. Người bệnh dùng nước này ngâm vết ngứa, sau đó lau khô, kết hợp với đó có thể dùng thêm kháng sinh penicini dạng bột rắc vào sẽ giúp hiệu quả điều trị bệnh cao hơn.

Lá sung, lá đu đủ, kết hợp khoai tây

Lá sung và lá đu đủ có vị chát, tác dụng làm sẽ các vết thương do viêm da, sát trùng hiệu quả. Khoai tây có tác dụng làm mềm da. Các bạn chỉ cần kết hợp 3 thành phần này lại giã nhuyễn đắp lên vùng da bị bệnh để qua đêm sáng hôm sau rửa lại vài lần sẽ thấy có hiệu quả.

Muối hạt

Muối có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng và kháng viêm rất tốt, ngoài ra còn giúp làm mềm da ở vùng bị tổn thương, ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Bạn chỉ cần đem muối hột rang lên khoảng 5 – 10 phút, để nguội bớt đem giã nhỏ rồi dùng chà xát lên vùng da bị bệnh.

Cây rau sam

Rau sam rửa sạch, đem giã nhỏ đắp vào vùng da bị chàm, dùng liên tục 5 đến 7 ngày là một trong những bài thuốc chữa bệnh chàm thể nặng cho hiệu quả khá cao. Ngoài ra, các bạn có thể dùng rau sam sắc đặc lấy nước bôi.

Trầu không và rau răm

Lá trầu không và rau răm có tính sát khuẩn, khử trùng khá cao nên thường đường dùng để chữa các bệnh ngoài da phổ biến trong dân gian. Đối với bệnh chàm bài thuốc có tác dụng làm sạch, khử trùng cho vùng da bị bệnh, trị ngứa và hạn chế sự phát triển của bệnh.

10+ Bài thuốc dân gian chữa trị bệnh chàm hiệu quả 2

Người bệnh chỉ cần lấy 2 loại lá này đem rửa sạch, đun với nước rồi dùng để rửa, ngâm cho vùng da bị bệnh. Sau đó lau khô bằng khăn mềm và bôi thuốc mỡ kháng sinh tetracyclin để tránh nhiễm trùng.

Bài thuốc chữa bệnh chàm cấp tính

Ở giai đoạn này, bệnh chưa quá nặng nề với những vết tổn thương nhỏ, tần suất bệnh tái phát không dồn dập lắm. Nếu áp dụng những bài thuốc điều trị khi bệnh nhẹ sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.

  • Bài thuốc 1: Bạn cần chuẩn bị 20g mỗi loại hoạt thạch, sinh địa, kim ngân hoa, 12g đạm trúc diệp, 12g mỗi loại hoàng bá, khổ sâm, phục linh, hoàng cầm, bạch tiễn bì.
  • Đem sắc tất cả các nguyên liệu thuốc trên trong 1 lít nước. Bạn sắc cô đặc để lượng nước trên chỉ còn khoảng 300ml. Mỗi ngày uống 1 thang, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Thực hiện thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Bài thuốc 2: Bạn cần chuẩn bị 100g sài đất, 20g mỗi loại cam thảo đất, kim ngân hoa, cỏ màn trầu, kinh giới, thổ phục linh, ké đầu ngựa.
  • Tương tự cách làm trên, bạn sắc tất cả các vị thuốc với 1 lít nước. Sắc cô đọng còn lại 300ml và uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bài thuốc 3: Bài thuốc này bao gồm 20g nhân trần, 16g trạch tả, 12g mỗi loại trư linh, hậu phác, bạch tiễn bì, phục linh.

Với 1 lít nước, bạn cũng sắc cùng với tất cả các nguyên liệu trên, cô đọng còn khoảng 300 ml nước và sử dụng mỗi ngày 1 thang. Ba bài thuốc trên có khả năng điều trị bệnh chàm mãn tính khá hiệu quả, tránh để bệnh có những chuyển biến xấu dẫn đến chàm mãn tính.

Bài thuốc Đông y điều trị bệnh chàm mãn tính

Bệnh chàm cấp tính nếu không được điều trị tốt sẽ khiến cho những tổn thương lan rộng hơn, các nếp da dày ngày càng xếp chồng lên nhau gây nên sự khó chịu, ngứa ngáy vô hạn cho người bệnh. Với tình trạng này, chúng ta có những bài thuốc như sau:

  • Bài thuốc 1: Bạn cạn có 12g mỗi loại hoàng bá, phù bình, hy thiêm thảo, bạch tiễn bì và ké đầu ngựa, cùng 8g mỗi loại trương thuật, phòng phong.
  • Đem sắc các nguyên liệu thuốc này trong 1 lít nước cho đến khi chúng cô cạn còn khoảng 300ml là đã có thể sử dụng được. Bạn cần kiên trì uống thuốc trong 2 tuần, mỗi ngày 1 thàng chia thành 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc 2: Bạn cần chuẩn bị 16g mỗi loại thục địa, sinh địa, kinh giới, 12g mỗi loại trương thuật, đương quy, địa phu tử, bạch thược cùng 8g mỗi loại bạch tiễn bì và khổ sâm.

Bài thuốc ngâm rửa và bôi ngoài vết chàm

Nếu như những bài thuốc uống sẽ giúp điều trị bệnh chàm ngay từ bên trong cơ thể, thì một số bài thuốc Đông y bôi và chấm vào những vùng da tổn thương bên ngoài sẽ hỗ trợ các vết thương được làm lành nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu hai trong số những bài thuốc này.

  • Bài thuốc ngâm rửa vết thương: Với những thành phần như mò trắng, ích nhĩ tử, dược liệu trầu không, ô liên rô, bài thuốc sẽ hỗ trợ sát thương cùng diệt khuẩn vết tổn thương bên ngoài da. Khả năng thẩm thấu của thuốc xuống làn da là rất hiệu quả nên chúng có thể được áp dụng trong cả những tổn thương ở vùng da lớn.
  • Bài thuốc bôi ngoài da: Loại thuốc này sẽ giúp làn da tổn thương được mỏng và mềm mại hơn. Những tế bào dưới da sẽ được tái tạo lại, giúp tăng cường sự đàn hồi cũng như độ căng chắc, sáng mịn vốn có của làn da. Thuốc sử dụng một số thành phần thuốc như thiên mã hồ, mật ong, tang bạch bì, bí đao… chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất rõ rệt.
5/5 - (2 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44