Cách chữa bong gân cổ ngón chân nhanh nhất

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân cổ, ngón chân

Khi khớp phải cử động quá mức, sẽ khiến dây chằng dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng bong gân. Các khớp xương trong cơ thể chúng ta cũng có thể gặp phải tình trạng này, tuy nhiên khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, khớp vai là những khớp dễ bị bong gân nhất, gây ra cho người bệnh bị đau nhức, cử động rất khó khăn.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Bong gân cổ, ngón chân là một chấn thương do kéo dãn cơ, bị đứt một phần hoặc một hoặc nhiều dây chằng nối cổ chân và khớp với nhau. Dây chằng chính là những thớ cơ khỏe, linh hoạt nối với xương, còn gân lại có nhiệm vụ nối cơ và xương với nhau. Bong gân cổ, ngón chân thường xuất hiện ở phụ nữ mang giày cao gót, hay những người thường chơi bóng đá, bóng rổ hay các môn thể thao khác mà thực hiện không đúng động tác. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong gân cổ, ngón chân, trong đó những nguy cơ bong gân cổ, ngón chân thường xuyên là:

  • Người bệnh trước đó đã từng bị bong gân.
  • Đi bộ, chạy bộ hoặc chơi thể thao trên những bề mặt không được bằng phẳng.
  • Mang giày thể thao không vừa với chân.
  • Chơi một số các môn thể thao có sự thay đổi vận động đột ngột thường xuyên về phương hướng như bóng đá hay bóng rổ.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Cách chữa bong gân cổ, ngón chân nhanh nhất tại nhà

Bệnh nhân bị bong gân cổ, ngón chân có thể tự điều trị tại nhà một cách hiệu quả nếu như bạn biết cách xử trí cũng như điều trị đúng cách.

  • Người bệnh phải nghỉ ngơi một cách hợp lý, hạn chế di chuyển vận động sẽ nhanh chóng phục hồi tổn thương ở chân.
  • Nếu phải di chuyển đi lại, bạn nên sử dụng nạng để chống giúp giảm sức nặng lên chân còn lại, tuyệt đối tránh đi bộ nhiều, chạy bộ , di chuyển lên xuống cầu thang để tránh làm căng dây chằng.
  • Chườm đá lạnh: Sau khi bong gân bạn nên dùng đá lạnh để chườm sẽ giúp những cơn đau của bạn dịu xuống nhanh chóng, ngưng chảy máu, hạn chế bị phù nề, cho đá vào túi nilon hoặc túi chườm, sau đó phủ lê trên vùng cổ chân ngón chân một chiếc khăn mỏng rồi hãy đặt túi đá lên trên để chườm như vậy sẽ tránh bị bỏng lạnh. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không được chườm nóng vì sẽ làm giãn mạch, khiế khớp sưng to hơn.
  • Băng ép khớp cổ chân: Bạn sử dụng băng thun để băng ép khớp cổ chân trong vòng 48 giờ. Chỉ nên căng nhẹ băng thun chứ không ép quá, cũng không được lỏng quá. Băng từ bàn chân qua cổ chân lên đến trên cẳng chân lớp sau chồng 2/3 lớp trước. Không dùng dầu nóng, mật gấu hay bất cứ loại thuốc nào để xoa bóp khớp bong gân.
  • Kê cao chân: Bạn kê chân bằng gối cao tầm 10cm khi nằm. Còn khi ngồi, bạn nên kê chân cao tầm ngang hông để máu lưu thông tan nhanh máu bầm. Hạn chế di chuyển để tránh bị máu dồn xuống chân khiến sưng to hơn.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Ngoài những phương pháp điều trị tại nhà kể trên, thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp nâng cao hiệu quả chữa trị nhanh chóng. Trong giai đoạn bị bong gân, bạn nên cung cấp đầy đủ những dưỡng chất tốt cho xương khớp như là : canxi, kẽm, đồng, silicium có trong mực, hào, gan, rong biển, ngũ cốc, mè, xương bò,…Đối với những người bị bong gân cổ, ngón chân thì nước hầm xương bò và rau củ quả sẽ là một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời giúp cho vết thương nhanh khỏi.

Chữa bong gân cổ, ngón chân ở đâu

Tuy bong gân cổ, ngón chân có thể tự điều trị tại nhà, nhưng bs Ngoan cho biết để bệnh nhanh khỏi và không để lại biến chứng, các bạn vẫn nên tìm đến một cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.

Để được tư vấn thêm về những cách chữa bong gân cổ, ngón chân nhanh nhất cũng như các vấn đề về bong gân bạn có thể liên hệ với Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn (Địa chỉ: 1061B Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.Tân Bình, TPHCM) để được Bác sĩ CK I Nguyễn Thùy Ngoan tư vấn.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44