12 cây thuốc Nam chữa bệnh tổ đỉa dứt điểm

Những bài thuốc nam chữa bệnh tổ đỉa

Đến nay vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Một số giả thuyết chỉ ra rằng bệnh có lên quan đến yếu tố di truyền, do cơ địa dễ bị dị ứng, do ô nhiễm môi trường, hoặc do tiếp xúc với hóa chất độc hại…

Một số bài thuốc nam chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả trong dân gian thường được áp dụng có thể kể đến như:

Lá trầu không và phèn chua

Bạn lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát cho vào chậu, rồi cho thêm một cục phèn chua vào cùng. Sau đó đổ nước đun sôi vào vào và đợi đến khi nước còn ấm thì cho tay chân bị tổ đỉa vào ngâm. Lúc ngâm hãy lấy bã trầu không chà xát vào chỗ bị tổ đỉa để tăng hiệu quả. Thực hiện hàng ngày trước khi ngủ bạn sẽ thấy đỡ ngứa và bệnh nhanh khỏi.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và phèn chua

Lá trầu không và rau răm

Bạn lấy 1 nắm lá trầu không và rau dăm rửa sạch, vò nát rồi đem đun sôi với nước rồi lấy nước này ngâm tay chân, kết hợp lấy bã xát vào chỗ bị tổ đỉa sẽ giảm các triệu chứng ngứa, nổi mụn nước.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm

Lá đào

Bạn lấy 1 nắm lá đào rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị tổ đỉa trong khoảng 30 phút, dùng băng gạc quấn lại đến khi khô nước thì bỏ ra, thay lượt mới. Làm như thế ngày 2 lần trong 1 tuần bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng ngứa thuyên giảm rõ rệt.

Lá móng tay

Cách này có rất ít người biết đến vì lấ móng tay không mọc đại trà. Bạn lấy một ít lá móng tay rửa sạch rồi đem đun sôi với 1,5 lít nước để lấy nước ngâm vùng bị tổ đỉa.

Cây dọc mùng (Bạc hà)

Lấy phần gốc tiếp giáp với củ của cây dọc mùng giã nát, đun với nước rồi dùng nước đó ngâm chân tay để chữa tổ đỉa.

Lá sung, lá đu đủ và khoai tây

Bạn lấy lá sung, lá đu đủ, khoai tây giã nát để đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Trước khi đắp bạn lấy nước chè rửa sạch chỗ bị bệnh rồi đắp thuốc, để qua đêm, sáng ra rửa lại bằng nước chè ấm. Thực hiện liên tục sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Muối

Bạn đem rang nóng 3 muỗng muối hột khoảng 5-10 phút rồi giã nhỏ, lấy chà xát lên chỗ bị tổ đỉa sẽ giúp diệt khuẩn, kháng viêm, trị ngứa rất tốt. Tuy nhiên cách này sẽ khiến bạn cảm thấy rất xót.

Chữa bệnh tổ đỉa với muối trắng

Tỏi

Lấy ít tỏi đập nhỏ đem ngâm với rượu trắng, sau 7 ngày lấy rượu bôi lên vùng bị tổ đỉa. Rượu tỏi có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn và trị ngứa hiệu quả.

Lá ổi, lá trà xanh hoặc lá sim

Lấy một trong ba loại lá này rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước để ngâm vùng bị tổ đỉa khoảng 20 phút. Lấy bã lá chà nhẹ nhàng, không để trầy xước da rồi sau đó lau khô bằng khăn bông mềm, kế đến là  bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lá mò trắng

Bạn lấy 100g lá mò trắng (khô hoặc tươi) nấu với nước rồi đem ngâm chân, tay. Sau đó lau khô, bôi thuốc đã mua theo đơn.

Ké đầu ngựa và hy thiêm thảo

Đây là hai vị thuốc trị ngứa tổ đỉa phổ biến trong các bài thuốc đông y. Bạn có thể lấy 40g hy thiêm thảo và ké đầu ngựa về sắc cùng 300ml nước, đến khi cạn còn 1/3 thì chắt ra uống.

Sâm biển và đậu xanh

Bạn cũng có thể nấu cháo sâm biển đậu xanh để ăn. Cách chế biến gồm có: Mua về 2 con sâm biển rồi sơ chế cho sạch, sau đó đem xào lên xong cho vào nấu cháo cùng 200g đậu xanh đã được ngâm rửa kỹ. Ăn  cháo sâm biển đậu xanh trong 1 ngày. Thực hiện vài ngày sẽ thấy giảm các triệu chứng ngứa và giảm sưng.

Các bài thuốc khác

Dược liệu xông

Bạn lấy 50g lá ngải cứu tươi; 30g Lá cỏ mực tươi, Lá sài hồ; 5g Bột lưu huỳnh; 15ml Giấm thanh; 300ml Rượu trắng; 20ml Nước tiểu trẻ em.

Cách xông:

  • Các loại dược liệu đem giã nhỏ rồi trộn đều với giấm thanh, nước tiểu và rượu.
  • Sau đó dùng 5 hòn gạch ghép lại thành lò hình chữ U, bỏ than củi vào trong lò rồi quạt than cho đỏ hồng, cho hỗn hợp thuốc đã trộn đều để lên trên. Quạt than cháy đến khi nào khói bốc lên nhiều thì bắt đầu xông.
  • Người bệnh nên ngồi với tư thế thỏa mái, để bộ phận bị tổ đỉa lên trên khói, độ cao thấp tùy thuộc vào sức nóng, tránh gây bỏng.
  • Có thể phủ thêm một tấm vải lên trên để khói không thoát ra nhiều. Xông đến khi ra nhiều mồ hôi thì dùng khăn lau sạch rồi lại tiếp tục xông. Thực hiện cách này 2 ngày 1 lần, mỗi lần xông từ 30 – 40 phút cho đến lúc khỏi thì thôi.

Bài thuốc uống

  • Bài 1: ké đầu ngựa, cỏ nhọ nồi, ý dĩ, kinh giới, ích mẫu, hoàng bá, sinh địa, tỳ giải. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
  • Bài 2: Sinh địa, đương quy, xuyên khung, bạch thược, kinh giới, liên kiều, hoàng bá, thương truật. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Bài thuốc dùng tại chỗ

  • Bài 1: Cao chiết từ cây mỏ quạ. Dùng bôi trực tiếp ngày 2 lần lên vùng da bị bệnh.
  • Bài 2: Ngâm chân tay bằng nước tô mộc hoặc nước lá móng tay sắc đặc.
  • Bài 3: thanh đại, ô tặc cốt, phèn phi, bằng sa. Tất cả đem tán thành bột, rắc vào vết thương sau khi đã ngâm rửa sạch bằng nước tô mộc.
  • Bài 4: Thương nhĩ, phù bình, thương truật, khổ sâm, hoàng cầm, hương phụ. Sắc ngâm rửa hàng ngày.
  • Bài 5: Bán chi liên, Dùng sắc lấy nước và ngâm chân tay khi còn ấm khoảng 15 phút.
Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44