Đau khớp gối có nên đi bộ không?

Nhiều người thắc mắc bị bệnh đau khớp gối có nên đi bộ không khi mà những cơn đau khớp gối liên tục tìm đến và quấy rầy, khiến họ cảm thấy khó chịu, hoang mang không biết có ảnh hưởng gì hay không. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, các bác sĩ của Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn giải thích và đưa ra một vài lời khuyên bổ ích cho những người bị đau khớp gối. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để biết được đau khớp gối có nên đi bộ không nhé!

Đau khớp gối có nên đi bộ không?

Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – trưởng khoa khám bệnh thuộc Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, kiêm giảng viên bộ môn YHCT Đại học Y dược TPHCM cho biết: Đau khớp gối là hiện tượng có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới mọi lứa tuổi, nhưng vẫn tập trung vào độ tuổi trung niên và cao niên. Bệnh đau khớp gối thường khiến người bệnh bị hạn chế vận động do đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài việc điều trị bệnh đau khớp gối hiệu quả bằng thuốc Đông y, chân cứu và vật lý trị liệu, bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan cho rằng người bệnh nên tích cực vận động, tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời phục hồi chức năng của khớp gối. Một trong những bài tập bổ trợ cho điều trị đau khớp gối chính là đi bộ.

Đau khớp gối có nên đi bộ không?

Vì vậy, có thể trả lời cho câu hỏi đau khớp gối có nên đi bộ không rằng: Bị đau khớp gối nên đi bộ vì đây là hoạt động rất tốt khi điều trị bệnh đau khớp gối.

Theo nghiên cứu mới đây nhất của một số nhà khoa học, những người bị đau khớp gối nên thường xuyên đi bộ vì việc này thúc đẩy rất tốt sự phát triển và hoạt động đều đặn của các hệ xương khớp. Hơn nữa, việc đi bộ sẽ giúp những bệnh nhân bị đau khớp gối có một cơ thể dẻo dai và linh hoạt hơn, giảm thiểu những cơn đau hay tê bì do bệnh đau khớp gối gây ra. Đi bộ cũng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến những khớp gối, cải thiện tình hình sức khỏe của cơ thể.

Trong Đông y, đi bộ cũng được xem là một biện pháp điều trị kết hợp mang lại hiệu quả rất cao. Bệnh nhân bị đau khớp gối bước đầu có thể gặp phải nhiều khó khăn khi tập luyện đi bộ. Tuy nhiên, khi cơ thể đã dần quen và việc đi bộ diễn ra một cách thường xuyên và đều đặn thì việc đi bộ sẽ trở nên dễ dàng hơn, phát huy được toàn bộ tác dụng giảm đau, chống teo cơ, cứng khớp, giúp các khớp xương dẻo dai, linh hoạt.

Bị đau khớp gối đi bộ nên lưu ý những gì?

Hiện nay, phương pháp điều trị đau khớp gối kết hợp đi bộ được rất nhiều nơi áp dụng, không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến trên toàn thế giới. Hầu hết những bệnh nhân sau khi được hướng dẫn điều trị đau khớp gối bằng đi bộ đều có những phản hồi tích cực về phương pháp này.

Đau khớp gối có nên đi bộ không?

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan cũng cho biết thêm, đau khớp gối nên đi bộ là điều rất tốt nhưng người bị đau khớp gối không nên đi bộ quá nhiều. Đau khớp gối có nên đi bộ hay không, đi như thế nào, đi bao lâu còn tùy thuộc vào thể trạng và tình hình bệnh cụ thể.

Vì vậy, mỗi người cần lựa chọn cho mình một phương pháp đi bộ theo nhịp độ thích hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi đi bộ, bệnh nhân không nên cố gắng đi quá nhanh mà cần điều chỉnh nhịp độ phù hợp, đi nhẹ nhàng, tránh tác động lực mạnh lên đầu gối, không nên đi bộ trong quãng thời gian quá lâu sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Đau khớp gối nên đi bộ thế nào cho đúng cách

Đau khớp gối có nên đi bộ không? Sau đây bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan sẽ hướng dẫn bạn cách đi bộ đúng và mang lại hiệu quả cao nhất:

  • Khi xuất hiện những triệu chứng đau khớp gối hoặc đang điều trị bệnh bạn nên thực hiện đi bộ nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể, đi với giày thể thao ôm và êm chân.
  • Khi đi bộ, mắt nhìn thẳng về phía trước, 2 tay vung tự nhiên, vung vừa phải và không quá cao.
  • Tư thế cơ thể khi đi bộ không ngửa quá nhiều về đằng sau.
  • Không cầm hay đeo thêm nhiều đồ đạc để tránh cản trở việc đi bộ và ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
  • Nên giảm dần mức độ tập khi có dấu hiệu cơn đau trở nên nhiều và nặng hơn.
  • Khi đi bộ cần chú ý nhịp thở, thở đều đặn và có thể nghe nhạc để thư giãn tinh thần.

Ngoài việc đi bộ, bạn cũng cần tham khảo thêm và kết hợp thêm nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị đau khớp gối khác để tăng hiệu quả điều trị.

Lời khuyên của bác sĩ

Khi bệnh nhân hỏi đau khớp gối có nên đi bộ không? Lời khuyên của bác sĩ đưa ra cho hàng trăm bệnh nhân là hãy tập luyện cho đôi chân của bạn để tránh bị cứng và hạn chế những cơn đau nhức khớp, duy trì chế độ tập này trong thời gian dài. Ngoài ra:

Cần thực hiện khám sức khoẻ tổng quát định kỳ (06 tháng một lần) để kiểm tra chất lượng điều trị, đồng thời phát hiện sớm các bệnh khác nếu có.

Đến gặp bác sĩ ngay khi có có triệu chứng đau cơ – xương – khớp, hay biểu hiện hạn chế vận động. Việc thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp tránh nguy cơ tổn thương lan rộng khó kiểm soát, tránh biến chứng dính khớp không thể phục hồi.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất ngọt, không ăn mặn. Tăng cường bổ sung canci cho xương chắc khỏe.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44