Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là dấu hiệu bệnh gì?

Biểu hiện của đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau thường có những biểu hiện điển hình như: Đi ngoài máu lẫn trong phân, máu chảy từng giọt hoặc thành từng tia nếu bệnh nặng và kèm theo ít chất nhầy trong phân.

Khi đại tiện thường khó rặn, thỉnh thoảng người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt dưới bụng ở gần phía trên hậu môn. Ngoài ra bệnh còn kèm theo các triệu chứng như sốt, đôi khi đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn…

Đi cầu ra máu tươi nhưng không đau cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?

Khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không có cảm giác đau, bệnh nhân có thể căn cứ vào một số đặc điểm khác để xác định xem mình đang có nguy cơ mắc bệnh gì.

Bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu tươi, ngứa hậu môn, cảm giác hậu môn bị cộm, có gì đó mắc kẹt bên trong, đau rát hậu môn, trường hợp nặng có thể sa búi trĩ… Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ.

Tuy nhiên, ở những giai đoạn đầu người bệnh chỉ tình cờ phát hiện phân hoặc giấy vệ sinh có dính một chút máu chứ không có cảm giác đau đớn. Chỉ khi bệnh tiến triển sang giai đoạn 3, 4 người bệnh mới bắt đầu thấy đau.

Trường hợp này cần được điều trị kịp thời, tránh chủ quan để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém.

Hình ảnh nội soi của Polyp hậu môn trực tràng

Polyp trực tràng và đại tràng

Đây là tình trạng tăng sinh quá mức của các tế bảo trong niêm mạc hậu môn và trực tràng dẫn tới việc hình thành các khối u hình tròn hoặc Oval.

Đại tiện ra máu tươi nếu không có cảm gác đau có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh polyp hậu môn, đại tràng, trực tràng. Hiện tượng này thường sẽ kéo dài và ngày càng có những dấu hiệu nặng nề hơn. Đến khi các khối polyp đã lớn, lan rộng sẽ gây nhiễm trùng, sưng tấy, đau đớn khó chịu cho người bệnh.

Viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là căn bệnh khá hiếm gặp. Trước đây thường chỉ xuất hiện ở Châu Âu và Bắc Mỹ nhưng thời gian gần đây có xu hướng tăng nhanh ở các quốc gia Châu Á. Và cho đến nay nguyên nhân gây viêm loét chảy máu trực tràng chưa được xác định rõ ràng.

Ung thư hậu môn trực tràng dẫn đến đi cầu ra máu

Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với kiết lỵ thông qua các triệu chứng như: Cảm giác mót rặn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhiều dịch nhầy và lẫn máu tươi, sốt… Song điều trị bằng cá biện pháp dành cho kiết lỵ không khỏi. Càng để lâu các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, lúc này đại tiện chỉ thấy dịch nhầy và máu tươi chứ không có phân, cơ thể suy nhược, sút cân.

Viêm loét trực tràng chảy máu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp-xe hậu môn, hẹp đại tràng, chảy máu trầm trọng, phình đại tràng nhiễm độc, viêm da mủ hoại thư, viêm xơ đường mật tiên phát, viêm thận bể thận và sỏi, thậm chí là nguy cơ ung thư hóa.

Cách hạn chế hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau mặc dù nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua những biện pháp sau:

  • Hạn chế ngồi lâu hoặc đứng nhiều. Nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, chơi thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
  • Không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu, đồ ăn cay nóng và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Nên ăn những thức ăn làm phân mềm như rau xanh, dưa chuột, táo, chuối tiêu, đu đủ…
  • Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày).
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi đại tiện để tránh viêm nhiễm niêm mạc vùng hậu môn trực tràng.
Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44