Hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?

Hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?

Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – giảng viên bộ môn Y học cổ truyền tại Đại học Y dược TPHCM kiêm trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, người bệnh khi bị hoa mắt chóng mặt nên tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể để giảm thiểu những tác hại do bệnh gây ra. Những loại thực phẩm được ưu tiên trong trường hợp này bao gồm:

Thực phẩm giàu vitamin B6: Đây là dưỡng chất rất cần thiết để kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, đồng thời giúp cơ thể của bạn có thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu đỏ. Những loại thực phẩm chứa vitamin B6 tự nhiên như ngũ cốc, thịt gà, thịt lợn, cá ngừ, cá hồi, lạc, chuối, bơ…

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh Vitamin B6 còn có khả năng cải thiện chứng hoa mắt chóng mặt và buồn nôn do các bệnh lý gây ra, đặc biệt là do tác dụng phụ của thuốc.

Hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?

Ăn gừng: Theo Đông y, gừng có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như rối loạn dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn; các bệnh viêm khớp, các bệnh tim và hoa mắt chóng mặt. Khi bệnh nhân cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt, buông nôn có thể uống trà gừng, hoặc ăn thức ăn được chế biến chung với gừng để làm giảm triệu chứng của bệnh.

Uống nhiều nước: Nước là thành phần quan trọng chiếm 75% cơ thể người và giúp cho các cơ quan của cơ thể hoạt động tốt hơn, đặc biệt là não bộ. Mỗi người cần bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cân bằng cơ thể, bài tiết các độc tố và các nguyên nhân gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu một cách hiệu quả.

Hoa mắt chóng mặt nên ăn gì?

Vitamin C: Các nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C giúp cải thiện đáng kể triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do các bệnh rối loạn tiền đình, thiếu máu,… Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, quýt, dâu tây, cà chua, xoài, đu đủ, dứa, ớt chuông, rau lá màu xanh sậm…

Thực phẩm giàu protein: Protein giúp ổn định lượng đường trong máu, cung cấp các axit amin cho các khối xây dựng mô nạc, đồng thời ngăn chặn hoặc giảm bớt triệu chứng hoa mắt chóng mặt do hạ đường huyết, tiểu đường,…

Các thực phẩm giàu protein bao gồm thịt gà, vịt, các loại đậu hạt, trứng, cá, đậu hũ, sữa ít chất béo hay các chế phẩm từ đậu nành.

Ngũ cốc: Thường xuyên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt (chưa qua quá trình chế biến) như gạo lứt, ngô, lạc, đỗ thường cung cấp một lượng lớn chất xơ và các chất dinh dưỡng khác như sắt và các vitamin nhóm B… sẽ giúp ngăn ngừa hoa mắt chóng mặt và các triệu chứng khác của bệnh hạ đường huyết, thiếu máu, căng thẳng, stress…

Nước ép trái cây: Nước ép trái cây là một trong những loại thực phẩm có tác dụng hạn chế chứng hoa mắt chóng mặt rất hiệu quả. Nó giúp bổ sung nhiều Vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường sức khỏe. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người hay bị hoa mắt chóng mặt nên tích cực tập thể dục nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

Hoa mắt chóng mặt nên ăn gì? 1

Người bị hoa mắt chóng mặt không nên ăn gì?

Đường: Những đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường là một trong những lý do khiến tình trạng hoa mắt chóng mặt kéo dài. Khuyến cáo từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết nam giới nên dùng 9 muỗng cà phê đường và 6 muỗng cà phê đường đối với nữ giới mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ăn quá mặn: Mặc dù muối là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, nhưng khi bạn tiêu thụ quá nhiều sẽ tăng nguy cơ suy thận, mắc bệnh tim và bị hoa mắt chóng mặt. Trung bình mỗi người chỉ nên tiêu thụ khoảng 2 – 3g muối mỗi ngày theo các chuyên gia y tế khuyến cáo. Vì thế, những người thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều muối.

Bia, rượu, cà phê, thuốc lá: Cồn, cafein cà nicotin là những chất kích thích có khả năng làm tăng nặng triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44