Méo mồm miệng vì trúng gió có nguy hiểm không?

Nguyên nhân biểu hiện của méo mồm miệng

Méo mồm miệng vì trúng gió thường gặp phải do nhiều nguyên nhân, nhưng có đến hơn 75% là do nhiễm lạnh đột ngột gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh số 7, dẫn đến liệt mặt. Còn lại là do các biến chứng từ các loại bệnh khác như: chấn thương sọ ở vùng thái dương, viêm tai mũi họng mãn tính không chữa trị dứt điểm, viêm xương chũm…

Những đối tượng dễ bị méo miệng do trúng gió nhất là những người bị suy giảm miễn dịch, người có thể trạng yếu, người ít luyện tập thể dục thể thao, phụ nữ có thai, người ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, có tiền sử hạ đường huyết, bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, bị xơ vữa động mạch, hay thức khuya khiến cơ thể bị suy kiệt, sa sút tinh thần, dễ cảm cúm… và đặc biệt những người hay uống bia rượu mà đi trong thời tiết có gió lạnh…

Biểu hiện của bệnh liệt dây thần kinh số 7 rất rõ ràng, ai cũng có thể phát hiện và nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như: Một bên mặt bị xệ, hơi cứng, miệng bị méo sang một bên, mắt không thể nhắm kín, khi uống nước hay ăn cơm thường bị rơi vãi ra ngoài, bỗng dưng thấy mặt bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt, khó cười nói, khó nhắm mắt, khó cử động cơ mặt, đau trong tai, nhức đầu, mất vị giác, nước mắt và nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường…

Méo mồm miệng do trúng gió có nguy hiểm không?

Méo mồm miệng vì trúng gió có nguy hiểm không?

Méo mồm miệng do trúng gió gây liệt dây thần kinh số 7 thường gây biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh, từ đó ảnh hưởng đến giao tiếp và quan hệ xã hội hằng ngày, khó biểu hiện cảm xúc ở mặt, khó khăn trong ăn uống và giảm khả năng lao động.

Méo mồm miệng vì trúng gió nguy hiểm cho mắt

Méo mồm miệng do trúng gió nếu nhẹ sẽ ít gây nguy hiểm nhưng nếu để lâu không chữa trị có thể gây nguy hiểm cho mắt, Mắt chỉ còn lộ lòng trắng, do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên. Bởi vì mắt không thể khép kín hoặc luôn mở trừng trừng, không chớp được làm cho mắt luôn bị đỏ, khô mắt, bị bụi bẩn bay vào dẫn tới loét giác mạc, thậm chí hỏng mắt, mù lòa.

Vì vậy bệnh nhân luôn phải đeo kính, hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý để làm ướt giác mạc.

Méo mồm miệng vì trúng gió có thể gây viêm loét giác mạc

Méo mồm miệng vì trúng gió nguy hiểm vì rất dễ tái phát

Méo mồm miệng vì trúng gió nếu điều trị chậm, hoặc điều trị không đúng cách sẽ rất lâu lành, hay tái phát hoặc có tiến triển xấu, gây biến chứng và di chứng như co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt… Khi không may gặp trường hợp này người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, có biện pháp bảo vệ sức khỏe kịp thời. Khi đã khỏi bệnh vẫn cần được hướng dẫn cách phòng tránh tái phát trong quá trình sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi.

Một số bệnh nhân xem thường lời khuyên của bác sĩ, không kiêng cữ cẩn thận đã tái phát sau vài tuần điều trị. Có người còn bị tái phát 3 lần trên cùng 1 nhánh dây thần kinh số 7 dẫn đến việc không thể điều trị nữa. Hậu quả là liệt mặt vĩnh viễn.

Méo mồm miệng do trúng gió có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em

Cách chữa méo mồm miệng vì trúng gió

Theo các bác sĩ, chứng méo mồm miệng, lệch mặt vì trúng gió nếu được chữa trị bằng châm cứu kết hợp xoa bóp bấm huyệt, uống thuốc Đông y sẽ cho hiệu quả rất cao. Chỉ cần bệnh nhân nhanh chóng tới bệnh viện để được chữa trị sớm, đúng hướng sẽ có thể khỏi trong vòng 2-3 ngày (tỷ lệ là 90%). Trường hợp chậm trễ, để bệnh diễn tiến nặng hơn có thể phải mất ít nhất  4 – 6 tuần hoặc điều trị 2-3 đợt mới khỏi hẳn.

Có những bệnh nhân để bệnh kéo dài đến 3 đến 4 tháng mới điều trị thì chức năng của các cơ vùng mặt đã bị hư tổn nặng, khó hồi phục, việc điều trị lúc này chỉ đỡ được một phần, người bệnh vẫn gặp phải những di chứng như méo miệng, mắt và miệng không thể khép kín, ăn uống còn rơi vãi…

Đang áp dụng các biện pháp châm cứu (ôn châm, điện châm), kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu phục hồi chức năng dây thần kinh số 7… rất hiệu quả. Ngoài ra, có thể vừa kết hợp châm vào các huyệt, vừa cứu bằng ngải và gừng để làm ấm thân thể, thông kinh hoạt lạc trở lại.

Khả năng hồi phục nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh. Nếu liệt một nhánh dây thần kinh số 7 sẽ phục hồi nhanh hơn. Còn khi bị liệt cả nhánh trên, nhánh dưới thì việc điều trị sẽ lâu hơn.

Để biết mức độ tổn thương và hiệu quả điều trị như thế nào, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tiến hành kiểm tra bằng điện cơ.

Tuyệt đối không nên chữa trị theo các mẹo truyền miệng trên mạng internet. Có người vì tin tưởng làm theo đã phải gánh chịu những biến chứng nguy hiểm, không thể điều trị khỏi hẳn khi đến gặp bác sĩ.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44