Ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt

Khi bạn đang ở tư thế ngồi nhưng đột ngột đứng dậy hoặc bật nhảy, sẽ thấy choáng váng, trước mắt tối sầm lại, cảnh vật xung quanh đảo lộn, xoay vòng hoặc nhảy múa, đồng thời có cảm giác mất thăng bằng, người chao đảo, dễ ngã.

Cảm giác hoa mắt chóng mặt có thể xuất hiện nhẹ khiến người bệnh rất dễ chủ quan, xem thường mà không tiến hành thăm khám kỹ càng, đến khi triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt

Nguyên nhân

Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – giảng viên bộ môn YHCT Đại học Y dược TPHCM, trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn lý giải cho hiện tượng ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt như sau:

Khi bạn đứng lên đột ngột, dưới tác động của lực hấp dẫn máu sẽ bị kéo về phía bàn chân làm cho huyết áp bị hạ tạm thời. Cho nên để bù đắp sự thiếu hụt này, nhịp tim sẽ tăng lên và các mạch máu thắt chặt. Ở những người khỏe mạnh, tốc độ hồi phục huyết áp nhanh thì bạn sẽ không thấy mệt. Nhưng ở những người thể trạng yếu, mạch máu giãn nhiều nên quá trình hồi huyết áp chậm hơn dẫn đến không đủ máu và oxi lên não gây ra hoa mắt, chóng mặt.

Ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt và việc xác định được nguyên nhân không phải là dễ nếu không có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ. Một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi ngồi xuống đứng dậy như:

  • Do chấn thương sọ não gần vùng tai. Hiện tượng ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt có kèm theo sốt thường do các bệnh viêm tiền đình tai trong, viêm cột sống hoặc chứng phù não gây ra.
  • Do có sạn trong chất dịch ở các ống bán khuyên tai: Ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt trong trường hợp này do các hạt sạn di chuyển trong ống bán khuyên tai gây ra. Lúc này các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các bài tập về cử động liệu pháp để làm cho các hạt sạn này dính vào thành ống.
  • Do mạch máu bị co cứng, rối loạn tiền đình, do chấn thương hoặc có khối u ở não, do viêm tai, viêm dây thần kinh thính giác… Những trường hợp này cần được phát hiện bằng phương pháp chụp scanner và điều trị sớm nếu không sẽ rất nguy hiểm và buộc phải mổ.
  • Do bệnh huyết áp thấp: Trường hợp này có thể điều trị bằng thuốc tăng huyết áp. Đồng thời yêu cầu người bệnh khi đang nằm hoặc ngồi mà muốn đứng dậy phải thực hiện chậm, đúng trình tự qua 2 giai đoạn là ngồi dậy từ từ và giữ nguyên tư thế một vài giây trước khi đứng lên.
  • Do hẹp động mạch ở cổ, chứng loạn nhịp tim, di chứng vết thương ở cột sống, hẹp động mạch chủ, do bị tổn thương ở tai, bị rối loạn thần kinh, bị xơ cứng mạch máu, ảnh hưởng của áp lực nước ở tai sau một cuộc lặn sâu, v.v…
  • Ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt cũng có thể do ảnh hưởng từ bên ngoài ở những người có chứng sợ máu, sợ côn trùng, bị xúc động mạnh, tác dụng phụ sau khi tiêm chích thuốc hoặc do ảnh hưởng của các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe…

Cần phải làm gì khi ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt

Khi gặp triệu chứng ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt thì người bệnh nên:

  • Ngồi xuống hoặc nằm xuống, bình tĩnh thở thật sâu, nhắm mắt lại.
  • Trong trường hợp đang đứng mà bị hoa mắt chóng mặt nên cố gắng tìm nơi để dựa vào, tránh cử động đầu mạnh.
  • Nên nằm ở nơi có bóng mát, không bị ánh sáng làm chói mắt.
  • Với những người cao tuổi cần phải đề phòng hiện tượng hoa mắt chóng mặt vì đây là nguyên nhân dẫn tới té ngã, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nên tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và hướng dẫn chữa trị. Đồng thời tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44