Ngủ dậy bị méo miệng và méo miệng khi cười là bệnh gì?

méo miệng khi ngủ dậy

Ngủ dậy bị méo miệng, môi, liệt một phần cơ mặt, méo miệng khi cười hoặc bị tê cứng ở lưỡi, tai là tình trạng mà khá nhiều người thường gặp vào mùa lạnh. Nhất là ở những người có tiền sử bệnh máu, thức khuya, làm việc quá sức…. Vậy ngủ dậy bị méo miệng và méo miệng khi cười là bệnh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngủ dậy bị méo miệng và méo miệng khi cười là bệnh gì?

Hiện tượng ngủ dậy bị méo miệng và méo miệng khi cười chính là biểu hiện của căn bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Bệnh thường xảy ra đột ngột, chỉ sau một đêm khi thức dậy người bệnh sẽ cảm thấy cười nói khó khăn, khi đánh răng, súc miệng nước trào ra một bên mép do không thể khép miệng lại được. Rõ nét nhất là mặt mất cân xứng, ở bên liệt xuát hiện các nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành, cơ mặt bên bị liệt không hoạt động có cảm giác giống như mặt nạ.

Ngủ dậy méo miệng và méo miệng khi cười do liệt dây thần kinh số 7

Sự mất cân xứng do liệt dây thần kinh số 7 càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác chủ động như khi cười khuôn mặt bị méo lệch sang bên lành, mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi, nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ nhiều lòng trắng.

Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, tê một bên mặt, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay sau khi ăn.

Đa số các trường hợp ngủ dậy bị méo miệng và méo miệng khi cười do mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể khỏi sau khoảng 1-3 tháng nếu được cấp cứu và điều trị đúng. Nếu chậm trễ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm như viêm loét giác mạc do mắt không thể khép kín nên dễ bị gió và bụi bẩn bám vào gây nhiễm khuẩn; co cứng nửa mặt do dây thần kinh bị thoái hóa; co giật cơ mặt do hồi phục thần kinh không hoàn toàn.

Ngủ dậy méo miệng và méo miệng khi cười do liệt dây thần kinh số 7

Ai dễ bị ngủ dậy bị méo miệng và méo miệng khi cười do liệt dây thần kinh số 7 nhất?

Theo các bác sĩ, những người thường xuyên phải thức khuya khiến cơ thể luôn mệt mỏi, thần kinh bị căng thẳng, tinh thần sa sút, sức đề kháng giảm nên dễ nhiễm lạnh… dẫn tới sự gia tăng các tế bào gốc tự do làm hủy hoại dây thần kinh số 7 dẫn đến liệt.

Ngủ dậy bị méo miệng và méo miệng khi cười do liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Song dễ mắc phải nhất là phụ nữ có thai, người tuổi trung niên và người già, người mắc các chứng bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, cảm cúm, người có thể trạng yếu, ít tập luyện thể dục thể thao, có tiền sử bị xơ vữa động mạch, hạ đường huyết, huyết áp thấp … Đặc biệt là những người uống nhiều bia rượu và đi về trong đêm khuya lạnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7

Ngủ dậy bị méo miệng và méo miệng khi cười phải làm sao?

Khi phát hiện thấy một bên mặt hơi cứng khác thường, khó cử động, soi gương thấy một bên bị xệ xuống, miệng méo, mắt không thể nhắm kín lại, nước mắt chảy không kiểm soát… thì người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Để bệnh nhanh khỏi, bạn nên kết hợp điều trị bằng Đông y và châm cứu, bấm huyệt.

Phương pháp châm cứu thường hoặc điện châm hoặc thủy châm.

Chiếu đèn hồng ngoại

Điện xung

Massage mặt hàng ngày và bấm các huyệt ở đầu.

Chữa ngủ dậy bị méo miệng và méo miệng khi cười do liệt dây thần kinh số 7 bằng Đông y sẽ an toàn hơn thuốc Tây y, bởi vì thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên, không tác dụng phụ, không hóa chất, và có thể sử dụng kéo dài mà không lo sợ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận hay các cơ quan khác trong cơ thể.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44