Những bệnh lý nào khiến khớp háng bị đau?

Chào bác sĩ! Tôi bị đau khớp háng khoảng hơn một tháng nay nhưng không rõ nguyên nhân vì sao. Chỉ cảm giác đau mỗi khi ngồi xổm hoặc bước lên cầu thang. Nhưng gần đây cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng khiến tôi đi lại rất khó khăn, không thể dạng chân ra được, đặc biệt là lúc ngủ dậy. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi những bệnh lý nào khiến khớp háng bị đau? Xin chân thành cám ơn!

Những bệnh lý nào khiến khớp háng bị đau?

Nguyên nhân gây đau khớp háng có rất nhiều vì thế các bác sĩ sẽ tổng hợp những bệnh lý khiến khớp háng bị đau ngay sau đây. Bạn có thể tham khảo để biết mình đang có triệu chứng của bệnh nào.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý phổ biến dẫn đến tình trạng đau khớp háng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo do khớp bị bào mòn, gai hoá. Thoái hóa khớp háng thường xuất hiện ở một bên trái hoặc phải với biểu hiện trên lâm sàng là đau khớp háng, khó vận động, cứng khớp háng. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi.

Viêm khớp là một trong những bệnh lý khiến khớp háng bị đau

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều khớp trong cùng một thời điểm. Biểu hiện thường gặp nhất khi bị viêm khớp dạng thấp là sưng, đau và cứng khớp. Nếu bệnh tiến triển nặng sẽ làm cho khớp bị biến dạng.

Bong sụn viền khớp háng

Bong sụn viền khớp háng thường gặp ở những người hay chơi thể thao, vận động mạnh. Khi bị bong sụn viền khớp háng, người bệnh sẽ khó đi lại do đau, đôi khi nghe tiếng “cụp” ở khớp. Chẩn đoán bong sụn viền khớp háng bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ thấy thấy sụn viền bị bong tróc. Có thể điều trị bằng nội soi khâu sụn viền lại hoặc lấy bỏ sụn viền.

Đau khớp háng do hoại tử chỏm xương đùi

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch)

Đau khớp háng do họi tử vô mạch có thể gặp phải khi bị trật khớp háng, gãy cổ xương đùi… khiến mạch máu nuôi chỏm xương đùi bị tổn thương, dẫn đến phần chỏm xương đùi không có máu nuôi nên hoại tử.

Triệu chứng lâm sàng

Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan cho biết, dấu hiện của những bệnh lý khiến khớp háng bị đau có xu hướng xuất hiện từ từ sau đó tăng dần.

  • Ban đầu, triệu chứng đau khớp có thể xuất hiện thoáng qua rồi biến mất khi bạn đi bộ trên một quãng đường dài, khi leo cầu thang hay gấp háng.
  • Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể xuất hiện thường trực, đau kéo dài khi ngồi, nằm hoặc ngủ.
  • Cơn đau có thể xuất hiện ở háng hoặc vùng trên háng, sau mông. Đau lan xuống đùi đến đầu gối, khớp háng cứng, chặt.
  • Khi đi bộ, người bệnh sẽ cảm thấy khó bước trong một vài bước đầu tiên, đi tập tễnh và phải dừng để nghỉ ngơi do quá đau. Theo thời gian, người bệnh không thể duỗi thẳng gối, không thể làm các động tác như cắt móng chân, đi tất, đi giầy, khi ngồi ghế, khó khăn khi đứng dậy hoặc khi bước lên – xuống xe…

Có thể điều trị những bệnh lý khiến khớp háng bị đau

Khi phát hiện mình có những dấu hiệu như đau khớp, khó khăn khi đi lại, cứng khớp háng… hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân bệnh lý khiến khớp háng bị đau. Việc xác đinh nguyên nhân thường rất đơn giản, chỉ cần làm một số xét nghiệm và chụp phim Xquang, chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ MRI là có thể chẩn đoán được.

Điều trị

Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan cho biết, hiện nay Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn đang áp dụng một số biện pháp điều trị những bệnh lý khiến khớp háng bị đau như:

Thuốc dân gian

Cách này vừa thuận lợi, dễ làm, tiết kiệm chi phí như sử dụng ngải cứu, tỏi, cây cỏ xước, lá lốt, hạt đu đủ chín, mật ong và bột nghệ…  Bạn có thể chỉ cần sao nóng hoặc trần kĩ qua nước sôi rồi chườm vào vùng khớp háng bị đau sẽ có thể giảm đau khiệu quả.

Uống thuốc Đông Y

Hiện tại Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn đang áp dụng nhiều bài thuốc gia truyền giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp háng rất hiệu quả, an toàn cho sức khỏe. Việc sử dụng bài thuốc nào sẽ được bác sĩ hướng dẫn thông qua thăm khám trực tiếp, xác định tình trạng cụ thể của bạn.

Điều trị đau khớp háng tại Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Bấm huyệt, châm cứu

Đây là phương pháp cho hiệu quả khá tốt khi tác động vào những huyệt bị viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện khả năng hoạt động. Bấm huyệt, châm cứu hỗ trợ điều trị những bệnh lý khiến khớp háng bị đau sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu kết hợp với sử dụng thuốc.

Điều trị không phẫu thuật

Bạn có thể Thay đổi thói quen sinh hoạt, Giảm cân, tập luyện phục hồi chức năng khớp háng. Hạn chế đi bộ đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang và hạn chế chơi các môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu tình trạng đau khớp háng quá nghiêm trọng và không thể điều trị bằng phẫu thuật thay khớp háng. Có thể thay toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44