Quả đậu bắp chữa bệnh khớp được không?

Lợi ích của việc ăn đậu bắp

Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, giảng viên bộ môn YHCT Đại học Y dược TPHCM cho biết: Trong quả đậu bắp có chứa nhiều Pectin, sắt, chất nhầy, canxi và các loại vitamin B1, B2, C, A và niacin. Hạt của quả đậu bắp chứa chất béo palmitin và stearin. Ngoài ra, chất nhầy của đậu bắp chính là chất xơ dạng hòa tan, còn phần thân là chất xơ không hòa tan, vì vậy toàn bộ trái đậu bắp chứa chất xơ nên có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, tốt cho người bị bệnh dạ dày – tá tràng…

  • Việc ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì và cả ung thư vì chất xơ có trong đậu bắp có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Đồng thời chất Pectin có khả năng kiểm soát Lipid, giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Ngoài ra, trong quả đậu bắp có chứa hàm lượng axit folic khá cao, giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Riêng những chất có trong hạt đậu bắp còn có tác dụng trợ tim, chống co thắt, giảm đau khi bị nhiễm trùng đường tiểu hay sỏi niệu.

Quả đậu bắp chữa bệnh khớp được không?

Quả đậu bắp chữa bệnh khớp được không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan, hiện nay có khá nhiều người sử dụng đậu bắp như “thần dược” trị bệnh xương khớp, giúp xương khớp hoạt động trơn tru, giảm tình trạng khô cứng khớp. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh là mang lại hiệu quả như những lời đồn thổi.

  • Thực tế, trong quả đậu bắp có chứa nhiều chất axit folic, canxi và Vitamin K sẽ giúp hỗ trợ hệ xương chắc khỏe hơn, phòng ngừa những bệnh loãng xương, mất xương chứ không có tác dụng tái tạo lại lớp sụn hoặc tăng tiết chất nhầy ở các khớp để bôi trơn.
  • Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp được hiểu là sự tổn thương đồng thời của sụn khớp và xương dưới sụn. Theo thời gian, các thành phần quan trọng như dịch khớp, kết cấu sụn khớp bị hao hụt, cộng với thói quen xấu trong sinh hoạt khiến cho bề mặt sụn khớp không còn trơn láng, bong tróc gây đau nhức, phát ra tiếng kêu khi cử động.
  • Cho nên, ăn nhiều quả đậu bắp không giúp chữa bệnh khớp được nhưng có thể hỗ trợ phòng ngừa các bệnh xương khớp, cải thiện tình trạng bệnh tình theo chiều hướng tốt nhờ những dưỡng chất quan trọng có trong nó.

Cách chế biến quả đậu bắp hỗ trợ chữa bệnh khớp

Để hỗ trợ chữa bệnh khớp bằng quả đậu bắp đạt hiệu quả cao, bạn cần chế biến sao cho vẫn giữ lại được tối đa các chất dinh dưỡng có trong quả đậu bắp. Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan xin phép được hướng dẫn một số cách như sau:

Bạn lấy ít nhất 10 quả đậu bắp cho 1 lần chế biến. Sau đó đem rửa sạch, cắt bỏ đuôi, cắt thành những lát dài và mỏng để lượng chất nhờn trong quả đậu bắp tiết ra tối đa, nhiều hơn khi cắt khoanh hay để  nguyên quả. Bạn có thể thả đậu bắp vào bình và chế nước sôi vào chần, đậy lại rồi đợi nguội đem ra ăn và uống cả nước. Bạn cũng có thể cho đậu bắp lên bếp luộc để lấy nước uống.

Uống nước đậu bắp này đều đặn mỗi ngày trong khoảng 2 -3 tháng, sau đó nghỉ khoảng 1 tháng rồi uống tiếp. Nên uống nước đậu bắp vào ban ngày để tránh tình trạng tiểu đêm. Khi đã cảm thấy cơ thể khỏe mạnh bạn nên duy trì uống nước đậu bắp mỗi tuần 1 lần để tăng cường sức khỏe hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng viêm đau, vấn đề về tiêu hóa, xương khớp…

Một số lưu ý khi sử dụng quả đậu bắp hỗ trợ chữa trị bệnh khớp

Vì trong quả đậu bắp có chứa rất nhiều chất nhầy và chất xơ nên bạn cần tránh dùng cùng lúc với bất kỳ các loại thuốc nào khác để tránh tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Có thể uống nước – ăn quả đậu bắp trước hoặc sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút. Nếu uống nước đậu bắp với lượng nhiều tốt nhất nên dùng sau khi uống các loại thuốc khác ít nhất 2-3 tiếng đồng hồ để thuốc có đủ thời gian ngấm vào cơ thể.

Ăn uống đa dạng, đủ chất để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất – vitamin cần thiết có trong các loại hoa quả, rau xanh, cá, dầu oliu, hạt óc chó. Ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3 và khoáng chất, can-xi như sữa, phô mai, rau xanh đậm màu…

Nên chọn mua quả đậu bắp vừa phải, không bị thâm cuống, bề mặt mịn màng với màu xanh thẫm.

Đậu bắp có tính mát nên ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thì không nên dùng đậu bắp.

Khi chế biến, không nên nấu đậu bắp quá chín, nên nấu đậu bắp ở nhiệt độ thấp để bảo toàn các dưỡng chất.

Trước khi dùng nên rửa sạch đậu bắp thật kỹ vì lông tơ trên vỏ đậu bắp có bám bụi bẩn và thuốc trừ sâu.

4/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44