Rối loạn thần kinh thực vật là gì triệu chứng dấu hiệu nguyên nhân

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ, có nhiệm vụ chi phối tất cả các chức năng tự động trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và các tuyến bài tiết… Hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ thần kinh giao cảm (có vai trò kích thích hoạt động) và hệ thần kinh phó giao cảm (có vai trò ức chế hoạt động) của các cơ quan trên.

Rối loạn thần kinh thực vật là gì triệu chứng dấu hiệu nguyên nhân 1

Bình thường, hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm này luôn hoạt động cân bằng với nhau, đảm bảo cho các cơ quan làm việc chính xác và hiệu quả. Nhưng khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn chức năng thì sự cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm mất đi, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan có liên quan gây ra nhiều triệu chứng dấu hiệu đa dạng.

Các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Tùy thuộc vào hệ cơ quan bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn hệ thần kinh thực vật mà người bệnh sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng dấu hiệu khác nhau như:

  • Hệ tiêu hóa: Bệnh nhân bị khó tiêu, ợ nóng, tăng nhu động dạ dày, ruột, tiêu chảy kéo dài, thay đổi vị giác, rối loạn tiểu tiện, đại tiện…
  • Hệ tiết niệu: Bệnh nhân thường xuyên tiểu đêm, đái dầm, có cảm giác bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ.
  • Hệ thần kinh: Biểu hiện điển hình nhất khi chức năng của hệ thần kinh bị ảnh hưởng là run tay chân, đau đầu, mất ngủ…
  • Hệ tim mạch: Người bệnh có dấu hiệu rối loạn nhịp tim, đau ngực, đánh trống ngực, khó thở, tụt huyết áp…
  • Hệ sinh dục: Bị suy giảm chức năng tình dục như rối loạn cương, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, lãnh cảm tình dục, khô âm đạo…
  • Hệ bài tiết: Người bệnh bị tăng tiết mồ hôi quá mức ở tay, chân, đầu, mặt… hoặc giảm tiết mồ hôi gây khô da.
  • Các triệu chứng dấu hiệu khác: Da xanh xao, tê bì tay chân, da khô, gãy tóc, móng tay giòn, tay chân lạnh…

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

  • Căng thẳng, stress kéo dài do áp lực từ công việc, cuộc sống.
  • Những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, Parkinson, mất trí nhớ có nguy cơ bị bệnh khá cao.
  • Người mắc các bệnh tự miễn như Sjogren, viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Guillain – Barre…
  • Tác dụng phụ của thuốc khi điều trị bệnh, đặc biệt là hóa trị ung thư.
  • Bị tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng cổ, vai gáy.
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm như Lyme, HIV/AIDS.
  • Yếu tố di truyền.

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật có hiệu quả hay không thường căn cứ vào những cơ quan đang chịu ảnh hưởng và các triệu chứng dấu hiệu mà người bệnh gặp phải để lựa chọn phương pháp phù hợp. Sau đây là một số cách điều trị bằng Đông y hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Đối với các tổn thương hệ thần kinh, tim mạch: Cách điều trị lúc nào là sử dụng các bài thuốc có chứa thảo dược tự nhiên như Thiên ma, Câu đằng. Tác dụng thiết lập lại sự cân bằng giữa hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, hỗ trợ ổn định tính dẫn truyền thần kinh, đồng thời nuôi dưỡng tế bào thần kinh, giúp làm giảm cách triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Ngoài ra cần kết hợp với các bài tập như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga… để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Đối với các tổn thương, rối loạn hệ tiêu hóa: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón, đi phân lỏng, giảm đau dạ dày… Kết hợp với việc chia nhỏ bữa ăn, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước.

Đối với các rối loạn trên hệ tiết niệu: Người bệnh cần thực hiện các bài tập bàng quang để kiểm soát tình trạng đi tiểu không tự chủ; hạn chế uống nước vào buổi tối và trước khi đi ngủ; kết hợp với sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn sự hoạt động quá mức của bàng quang.

Đối với những rối loạn chức năng tình dục: Bệnh nhân có thể dùng thuốc cải thiện sự cương cứng, thay đổi lối sống, hạn chế căng thẳng, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, tập thể dục hàng ngày để bình ổn hoạt động của hệ thần kinh thực vật…

Nguồn tham khảo:

https://www.mayo.edu/research/departments-divisions/department-neurology/research/neuromuscular-diseases – Neuromuscular Diseases – Mayo Clinic Research

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44