Bệnh bạch biến là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh bạch biến là một căn bệnh còn khá lạ lẫm đối với nhiều người, dễ bị nhầm lẫn với bệnh bạch tạng do có triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên bệnh bạch biến là một bệnh hoàn toàn khác, có những dấu hiệu điển hình, gây tổn thương nghiêm trọng tới làn da. Vì vậy để tránh những hậu quả mà bệnh để lại, bạn nên sớm tìm hiểu về căn bệnh này để có thể chữa trị sớm nhất. Dưới đây là một số thông tin về bệnh bạch biến là gì? Nguyên nhân triệu chứng dấu hiệu, mời các bạn cùng tham khảo.

Khái niệm bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là một bệnh rối loạn sắc tố da làm da bị mất màu, do những tế bào sắc tố trong da bị hư nên làn da bị mất sắc tố melamin, vì thế đã khiến da chuyển sang màu trắng, có thể gây mất màu trên từng mảng da lớn hoặc nổi từng đốm nhỏ khắp cơ thể.

Bệnh bạch biến thường xuất hiện ở nách, mặt, mặt sau của bàn tay và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nguyên nhân gây bạch biến là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến cho đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học xác định chính xác, tuy nhiên dưới đây là một số yếu tố được cho rằng đã góp phần gây ra bệnh:

  • Yếu tố di truyền: Các thống kê cho thấy có đến 30% người bị bệnh bạch biến là do di truyền. Do đó nếu người trong gia đình mắc bệnh thì khả năng những đứa trẻ sinh ra cũng sẽ bị bệnh.
  • Khí hậu thất thường: Căn bệnh bạch biến cũng có thể liên quan đến yếu tố thời tiết và khí hậu. Khi khí hậu thay đổi đột ngột có thể khiến mọi người đặc biệt là trẻ em không kịp thích nghi, sức đề kháng yếu dẫn đến vi khuẩn có điều kiện tấn công và dễ mắc bệnh hơn.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh bạch biến chính là do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ. Việc mặc quần áo quá kín khiến mồ hôi không thể thoát ra, vệ sinh không tốt cũng sẽ dẫn đến bệnh.
  • Do căng thẳng: Người lớn khi bị bệnh bạch biến cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân căng thẳng, lo lắng quá mức trong cuộc sống khiến các tế bào da bị thay đổi.
  • Tiếp xúc hóa chất: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất trong các sản phẩm khác nhau như dầu gội, bột giặt, nước tẩy rửa… Đây cũng là nguyên nhân hình thành bệnh bạch biến.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Triệu chứng của bệnh bạch biến

  • Biểu hiện chính chính là làn da bị tổn thương mất đi sắc tố melamin trở thành màu trắng loang lổ từng mảng từng đốm trên bề mặt da.
  • Vùng da bị bạch biến trơn láng bình thường, không bị sưng và lông trên vùng da ấy cũng chuyển sang màu trắng. Có một số trường hợp những đốm da bị mất đi sắc tố sẽ lan rộng ra khắp người từ da, tóc, lông và toàn thân sẽ chuyển hết sang màu trắng.
  • Bệnh thường xuất hiện ở mặt, ngực, phía sau bàn tay, mắt, mũi, xung quanh miệng, nách, háng, tai, cơ quan sinh dục ngoài, núm vú. Ngoài ra, bệnh còn có xu hướng phát triển nơi vùng da bị bỏng hay chấn thương.
  • Tiến triển của bệnh bạch biến thường khó lường trước. Những đốm trắng của bệnh có thể như vậy không đổi theo thời gian, nhưng cũng có thể thu nhỏ lại, hoặc từ từ lan rộng ra.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Theo các bác sĩ, chỈ có khoảng 20% trường hợp bệnh tự khỏi, còn lại hầu như bệnh sẽ kéo dài cả đời, không gây ra biến chứng và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống, tuy nhiên bệnh bạch biến gây mất thẩm mỹ khiến cho người bệnh mất tự tin, rất khó chịu, gây ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của họ.

Hình ảnh bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là gì? Nguyên nhân và triệu chứng 1

Bệnh bạch biến là gì? Nguyên nhân và triệu chứng 2

Bệnh bạch biến là gì? Nguyên nhân và triệu chứng 3

Khi mắc bệnh bạch biến cần chú ý gì?

Nhiều người bệnh thắc mắc không biết khi mắc bệnh bạch biến có cần phải lưu ý gì hay không? Theo như các bác sĩ chuyên khoa cho biến, nếu bị mắc bệnh bạch biến nên chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt để tránh làm bệnh phát triển nặng hơn, cụ thể như:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cần phải che chắn cho vùng da bị bệnh thật tốt, đồng thời cũng không nên sử dụng nhiều các loại mỹ phẩm.
  • Nên chăm sóc, vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là vùng da bị bạch biến nên làm sạch mỗi ngày, mặc quần áo thoáng mát tránh da bị ẩm ướt mồ hôi.
  • Không nên lạm dụng các hóa mỹ phẩm cũng như không chà, gãi vùng da bị bạch biến vì điều này có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng và làm tổn thương da nhiều hơn.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để giúp thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng.
  • Có thể sử dụng nước lá chè xanh để tắm nhằm giúp giảm bớt các cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra.
  • Thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để ngăn chặn bệnh phát triển và lan rộng hơn.
5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44