Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân và biểu hiện

Theo một số thống kê, hàng năm ó khoảng hơn 800 người gặp phải chứng viêm đa khớp dạng thấp, trong đó có hơn 80% là nữ giới và độ tuổi của những người này đều từ 30 trở lên. Viêm đa khớp dạng thấp gây ra biến dạng khớp và các mô xung quanh khớp, gây đau và từ đó làm mất chức năng khớp, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Vậy viêm đa khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và dấu hiệu như thế nào?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một dạng viêm nhiễm tự miễn đặc hiệu gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Bệnh dễ tiến triển sang mãn tính gây ra tình trạng dính và biến dạng khớp.

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Theo Tây y, viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn với biểu hiện là tình trạng viêm không đặc hiệu, các màng hoạt dịch khớp bị ăn mòn ở các khớp ngoại biên, có tính chất đối xứng.

  • Tác nhân gây bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc dị nguyên nhưng vẫn chưa được xác định chắc chắn.
  • Bệnh có liên quan đến yếu tố độ tuổi vì có cơ địa vì 60-70% gặp ở người trên 30 tuổi, và 70-80% bệnh nhân là nữ.
  • Viêm đa khớp dạng thấp có tính chất di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì những thế hệ sau có khả năng mắc bệnh lên đến 70 – 80%.

Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp thường do tuổi tác

Một số nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp bên ngoài khác như môi trường sống ẩm thấp, nhiễm lạnh, phẫu thuật, cơ thể suy yếu mệt mỏi…

Theo Đông y, viêm đa khớp dạng thấp do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, cộng thêm bị tà khí phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào hệ cơ, xương khớp, kinh lạc… làm khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, nóng đỏ ở các khớp.

Một nguyên nhân khác nữa là người già can thận bị hư, người mắc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm can thận hư. Dẫn đến không chủ được cốt tủy, làm xương, khớp xương bị thoái hóa, biến dạng, teo cơ, dính khớp…

Hoặc có thể do nguyên nhân từ chấn thương xương khớp

Dấu hiệu của viêm đa khớp dạng thấp

  • Đau đối xứng: Triệu chứng dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp dễ nhận biết nhất là tính đối xứng. Tức là người bệnh thường bị viêm ở những khớp đối xứng nhau như khớp tay cùng vị trí ở hai bàn tay, hai đầu gối, hai khuỷu tay…
  • Cứng khớp buổi sáng: Người bệnh bị cứng khớp không thể vận động được ngay khi ngủ dậy mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể vận động bình thường.
  • Đau khớp: Người bệnh bị đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn châns, cổ chân…
  • Viêm sưng: Các khớp bị viêm và sưng nhưng không đỏ.
  • Biến dạng khớp: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các khớp tay chân có dấu hiệu bị biến dạng, lâu dần sẽ dẫn đến dính khớp, thậm chí gây tàn phế.

Viêm đa khớp dạng thấp thường có triệu chứng dấu hiệu sưng đau đối xứng

Cách chữa trị bệnh viêm khớp dạng thấp tại Y học Cổ truyền Sài Gòn

Để chữa dứt điểm bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bạn có thể liên hệ với Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn để để được bác sĩ hướng dẫn các bài thuốc  hiệu quả.

Bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp cấp tính

Triệu chứng: Các khớp sưng đau, toàn thân mệt mỏi, có khi viêm họng, sốt, đau họng. Đau nhiều khi thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt.

Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Rễ Bưởi Bung, Nam Tục Đoạn, Thiên Niên Kiện, Hà Thủ Ô, Thổ Phục Linh, Cà Gai Leo, Xương Bồ, Quế, Cam Thảo. Sắc uống ngày 1 thang chia uống 3 lần.

Viêm đa khớp dạng thấp có thể chữa bằng châm cứu hoặc thuốc Đông y

Bài 2: Xuyên Khung, Cỏ Xước, Thiên Niên Kiện, Ngải Diệp, Tang Ký Sinh, Quế, Tất Bát, Kê Huyết Đằng, Ngũ Gia Bì, Cẩu Tích. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài 3: Ngải Diệp, Kê Huyết Đằng, Trinh Nữ, Đơn Hoa, Cối Xay, Nam Tục Đoạn, Ngũ Gia Bì, Xa Tiền Thảo. Ngày sắc uống 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp mạn tính

Triệu chứng: Đau nhức, cứng khớp, không sốt, không sưng, bị hạn chế vận động, đau tăng lên khi thời tiết thay đổi.

Viêm đa khớp dạng thấp không chữa trị sớm sẽ gây biến chứng nguy hiểm

Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Đương Quy, Bạch Trinh Nữ, Hy Thiêm, Đinh Lăng, Nam Tục Đoạn, Bưởi Bung, Thược, Kê Huyết Đằng, Quế, Thiên Niên Kiện. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Bài 2: Thổ Phục Linh, Ngải Diệp, Kinh Giới, Trinh Nữ, Xương Bồ, Hà Thủ Ô Chế, Kê Huyết Đằng, Tất Bát, Đương Quy, Chích Thảo. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

  • Đau nhiều có thể cho thêm Hắc Táo Nhân, Viễn Chí, Lạc Tiên.
  • Lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa cho thêm Bạch Truật, Sơn Thù, Lương Khương.
  • Ănn uống kém, cơ thể suy nhược cho thêm Đại Táo, Hoàng Kỳ, Sinh Khương, Nhân Sâm.
  • Ho hen, khó thở, nhiều đàm cho thêm Tía Tô, Cát Cánh, Bán Hạ, Hậu Phác.

Bài 3: Hi Thiêm Thảo, Tang Chi (Cành Dâu Tằm), Kê Huyết Đằng, Hải Đồng Bi, Nhẫn Đông Đằng, Tần Giao, Tri Mẫu, Cát Căn, Sinh Ý Mễ, Phòng Kỷ. Sắc uống ngày 1 thang.

Liều lượng các vị thuốc trong mỗi bài sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi đã thăm khám cụ thể. Vì tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có liệu pháp chữa trị khác nhau, người bệnh không nên tự ý sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44