Nhiệt miệng hay còn gọi là bỏng miệng là một trong những hội chứng gây khó chịu cho nhiều người, hầu như trong cuộc đời ai cũng đã mắc phải hội chứng này một vài lần. Sau đây cùng tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc Nam cùng Y học cổ truyền Sài Gòn nhé.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là những tổn thương nhỏ, nông phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ở đáy nướu. Không giống như vết loét lạnh, vết nhiệt miệng không xảy ra trên bề mặt môi và không truyền nhiễm. Khi mắc phải nhiệt miệng bệnh nhân có thể bị đau và làm cho việc ăn uống, nói chuyện trở nên khó khăn.
Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng
Nguyên nhân chính xác gây ra nhiệt miệng vẫn chưa rõ ràng, các tác nhân có thể gây ra vết loét nhiệt miệng gồm:
- Nóng trong người, bốc hỏa.
- Một vết thương nhỏ ở miệng, đánh răng quá nhiều, tai nạn thể thao hoặc tự cắn má.
- Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
- Nhạy cảm với thực phẩm, đặc biệt là sô cô la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, và thực phẩm cay hoặc axit.
- Chế độ ăn thiếu vitamin B-12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt.
- Dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
- Nhiễm helicobacter pylori – cũng là loại vi khuẩn gây loét dạ dày.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Căng thẳng, lo âu.
Nhiệt miệng cũng có thể xảy ra do một số bệnh, chẳng hạn như:
- Bệnh celiac, một rối loạn đường ruột nghiêm trọng gây ra bởi sự nhạy cảm với gluten – một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc.
- Các bệnh viêm đường ruột, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
- Bệnh Behcet, một rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng.
- Một hệ thống miễn dịch bị lỗi tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì mầm bệnh gây nên các vết loét nhiệt miệng.
- HIV/AIDS, ức chế hệ thống miễn dịch.
Những bài thuốc Nam dân gian hỗ trợ chữa nhiệt miệng
Bài thuốc 1: Bài thuốc “trà song hoa ẩm”
Kim ngân hoa và cúc hoa mỗi loại 10gr, đem rửa sạch nấu với 300ml nước, sau đó lọc lấy nước bỏ xác uống trong ngày cũng. Khi uống có thể cho thêm một ít mật ong vào.
Bài thuốc 2: Sương sâm
Sử dụng khoảng 100 gram dây và lá sương sâm cùng 1 lít nước. Sương sâm đem hái lá già rửa sạch, vò nát trong nước chín, vắt lấy nước. Sau đó để cho đông đặc thành sương sâm. Khi sử dụng có thể ăn không hoặc thêm một ít đường. Đây là bài thuốc dân gian trị nóng trong người vừa thanh nhiệt giải độc, vừa nhuận trường.
Bài thuốc 3: Bài nước sâm
Bài thuốc dân gian trị nóng trong người này gồm thuốc giòi, mã đề, rễ cỏ tranh, râu bắp, mía lau, lá dứa, mỗi loại 100gr. Cho tất cả vào nồi, cho khoảng 1 lít nước lọc vào nấu sôi. Sau đó lược lấy nước uống, bỏ xác. Dùng nước này uống trong ngày.
Bài thuốc 4: Dùng bài thuốc “trà tang cúc ẩm”
Dùng tang diệp và cúc hoa mỗi loại 10gr, đem rửa sạch nấu với 300ml nước, sau đó lọc bỏ xác uống trong ngày. Đây là bài thuốc dân gian trị nóng trong người rất hiệu quả, giúp giải khát, làm mát cơ thể. Ngoài ra, nếu bạn bị cảm nắng thì có thể cho thêm bạc hà, lá tre (mỗi loại 5gr) vào sắc chung với hai loại trên.
Bài thuốc 5: Bài thuốc từ rau má
Khi sử dụng các loại thảo dược này làm bài thuốc dân gian trị nóng trong người ta có thể phối hợp từ 5-6 vị thành một bài, liều lượng dùng thường là 10-12gr (khô) hoặc 30-50gr (tươi) cho mỗi loại, sắc lấy 300-500ml uống trong ngày.