Bài thuốc nam chữa đau dây thần kinh số 5 tại YHCT Sài Gòn

Bài thuốc nam chữa đau dây thần kinh số 5

Hiện nay, thay vì sử dụng thuốc Tây hoặc phẫu thuật, người bệnh lại thường sử dụng thuốc Đông y. Đây cũng là xu hướng điều trị chung của cả phương Đông và phương Tây trong những năm gần đây. Trong khi thuốc Tây y bộc lộ nhiều hạn chế như chi phí đắt đỏ, gây nhiều tác dụng phụ thì y học cổ truyền lại gần như khắc phục được toàn bộ các nhược điểm này. Tuy nhiên khi dùng thuốc Đông y để chữa bệnh viêm dây thần kinh số 5, người bệnh cần kiên trì sắc uống và không bỏ dở liệu trình.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Thể phong nhiệt đờ

Triệu chứng: Đau, rát, nóng ở một bên đầu hoặc mặt, lúc đau thì ra mồ hôi, gặp nóng khó chịu hơn, da mặt đỏ, thích chườm mát, sốt nhẹ, miệng khô, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác, lưỡi đỏ.

Nếu Đờm nhiệt ngăn trở trong kinh mạch thì thấy chóng mặt, ngực đầy,tay chân tê.

Hướng điều trị: Khu phong, khoát đờm, thông kinh hoạt lạc, tiết nhiệt.

Dùng bài thuốc Khung Chỉ Thạch Cao Thang gia vị:

  • Thạch cao, Xuyên khung, Cát căn, Bạch chỉ, Phụ tử, Nam tinh, Bán hạ, Cươngtằm, Kinh giới, Cúc hoa, Khương hoạt, Cảo bản, Ngân hoa.
  • Nếu bệnh kéo dài hoặc huyết trệ nặng gây nên đau một chỗ, thêm Thổ miết trùng, bột Tam thất hoà vào thuốc để uống.
  • Đau kéo dài, điều trị không đỡ, thêm Toàn yết, Ngô công, Cương tằm, tán bột, uống với thuốc đã sắc.
  • Có cảm giác nóng nhiều ở mặt có thể thêm Địa long, Thăng ma. Khi ăn kém, khó tiêu, nôn mửa do uống thuốc thì thêm Mạch nha, Chỉ xác.

Thể phong hàn đờm

Triệu chứng: Đau theo dạng co giật, đau không chịu được khi bị nặng, da mặt xám, gặp lạnh đau tăng lên, thích chườm ấm, mạch Khẩn, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng.

Điều trị: Khu phong, đạo đờm, thông kinh hoạt lạc, tán hàn.

Dùng bài thuốc Xuyên Khung Trà Điều Tán gia giảm:

  • Xuyên khung, Bạch chỉ, Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong, Toàn yết, Ngô công, Cam thảo, Tế tân, Lạnh nhiều thêm Phụ tử.
  • Có nội nhiệt kèm khát, nướu răng sưng đỏ, táo bón có thể thêm Thạch cao. Nếu sổ mũi hoặc nghẹt mũi thêm Thương nhĩ tử, Kim ngân hoa.
  • Ứ nhiều thêm Chỉ xác, Đan sâm, Ngũ linh chi. Có dấu hiệu biểu hàn rõ thêm Ma hoàng.
  • Ăn kém, khó tiêu, nôn mửa do uống thuốc có thể thêm Mạch nha, Chỉ xác.

Ghi chú: Phụ tử, Tế tân là vị thuốc không nên dùng lâu dài.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Thể can uất hoá hoả

Triệu chứng: Dễ tức giận, Đau một bên đầu hoặc mặt, đau nhiều khi gặp nóng, mặt đỏ, mắt đỏ. Nếu bị nặng có thể co giật hoặc co thắt từng cơn ở vùng bệnh. Giữa các cơn người bệnh lại cảm thấy bình thường. Ngoài ra còn bị miệng đắng, họng khô, ngực đầy, hông sườn đau, bứt rứt, hay mơ, ngủ không ngon, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Sác, nước tiểu vàng, táo bón.

Điều trị: Thanh Can giải nhiệt, thông kinh hoạt lạc.

Dùng bài thuốc Chi Tử Thanh Can Tán gia vị:

Thạch cao, Xuyên khung, Ngưu bàng, Sài hồ, Bạch thược, Qui đầu, Chi tử, Đan bì, Cươngtằm, Hoàng cầm, Hoàng liên.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Thể đờm thấp

Triệu chứng: Đau dữ dội một bên đầu hoặc mặt kèm theo nặng đầu, đau dẫn đến tê, mất cảm giác, tê trong miệng, rêu lưỡi nhờn, lưỡi xanh nhạt, mạch Huyền, Nhu, Tế.

Điều trị: Khoát đờm, thông kinh hoạt lạc.

Dùng bài thuốc Nhị Trần Thang và Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm:

Xuyên khung, Bạch chỉ, Bán hạ, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Phục linh, Trần bì, Cam thảo, Sinh khương.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44