Để thoát khỏi tình trạng hôi miệng, tự tin trong giao tiếp người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc nam chữa hôi miệng bằng thảo dược trong dân gian sau:
Mục lục nội dung
Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Bạc hà có mùi hương thơm mát tự nhiên và có tính kháng khuẩn, là một trong những cây thuốc được ông cha sử dụng và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bạc hà có thể điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả, bạn chỉ cần 1 nắm lá bạc hà đem giã nhuyễn, sau đó hòa cùng với một ít nước ấm theo tỉ lệ 1: 3 dùng nước này súc miệng khoảng 3 lần/ngày, tình trạng hôi miệng của bạn sẽ nhanh khỏi.
Chữa hôi miệng bằng dưa leo
Dưa leo là một trong những nguyên liệu làm đẹp da được nhiều chị em ưa thích. Dưa leo còn có tính thanh mát, khá tốt cho hệ tiêu hóa. Các bạn có thể dùng dưa leo để xua tan mùi hôi miệng đồng thời thanh nhiệt cơ thể, lọc thận và đẹp da bằng cách: đem dưa leo thái mỏng, cho vào lượng nước vừa đủ đun sôi, để nguội và uống mỗi ngày.
Chữa hôi miệng bằng chanh
Chanh có tính axit khá cao, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Bạn chỉ cần lấy nước cốt chanh để xúc miệng mỗi sáng hoặc xắt chanh thành lát mỏng, ngậm mỗi ngày cũng diệt khuẩn trong miệng hiệu quả. Mùi thanh mát của chanh sẽ lưu lại suốt ngày dài giúp bạn thoải sức giao tiếp với mọi người mà không ngại mùi hôi.
Chữa hôi miệng từ rau mùi tây
Trong rau mùi tây chứa nhiều chất diệp lục có khả năng hạn chế các tác nhân gây mùi ở khoang miệng. Để chữa hôi miệng, bạn dùng lá mùi tây nhúng trong giấm và nhai trong khoảng 2 phút. Hoặc có thể lấy nước ép của lá mùi tây để ngậm, súc miệng khá hiệu quả.
Chữa hôi miệng bằng tinh dầu cây tràm
Theo nhiều nghiên cứu chứng minh, tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, chữa hôi miệng hiệu quả cao. Ngoài ra hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tràm sẽ giúp hơi thở của bạn trở nên thơm mát.
Bạn chỉ cần nhỏ một đến 2 giọt tinh dầu tràm vảo bàn chải đánh răng, để vệ sinh răng miệng hằng ngày hoặc kết hợp tinh dầu tràm với nước cốt bạc hà, chứng hôi miệng của bạn sẽ hết nhanh chóng.
Đinh hương có tính khử trùng khá tốt, tốt cho sức khỏe răng miệng được bác sĩ nha khoa khuyên dùng. Bạn đem ngâm những mảnh đinh hương xe nhỏ cho mềm, sau đó, cho vào miệng ngậm, nhai khoảng 1 đến 1.5 phút, nhiều lần trong ngày và khoảng vài tháng, sẽ thấy kết quả đáng kinh ngạc.
Ngoài những bài thuốc nam chữa hôi miệng bằng thảo dược trong dân gian trên bạn còn có thể dùng các cây thuốc khác như lá húng, ngò gai hay mật ong đều được, đây là những cây thuốc có tính năng kháng khuẩn giúp bảo vệ khoang miệng bạn tránh khỏi những vi khuẩn gây mùi.
Người bệnh lưu ý, hôi miệng do bệnh lý răng miệng, nhiễm khuẩn đường hô hấp cần phải thăm khám, điều trị đúng cách, điều trị sớm mới mong hết bệnh, đồng thời phòng ngừa các bệnh răng miệng khác.
Bài thuốc sắc chữa hôi miệng trong dân gian
- Mộc Hương, Đinh Hương, Hoắc Hương, Bạch Chỉ, Hương Nhu, Cát Căn, Thạch Tiêu Thảo. Tất cả đem sấy khô, tán vụn rồi sắc với 1 lít nước trong 10 phút. Lấy nước ngậm mỗi ngày một lần, ngậm càng lâu càng tốt, sau đó nhổ đi không được nuốt.
- Nhi Trà, Thạch Vi, Binh Lang. Tán vụn thuốc rồi sắc lấy nước để súc miệng. Dùng mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Hoắc Hương, Thương Truật, Băng Phiến. Bạn lấy Hoắc Hương và Thương Truật sắc lấy nước, sau đó hòa với Băng Phiến rồi dùng để súc miệng mỗi ngày 3 – 4 lần, không được nuốt.
- Đinh Hương, Lá Trà. Đem tất cả rửa sạch hai thứ rửa sạch rồi cho vào miệng nhai kỹ trong 5 phút rồi nhả ra. Thực hiện liên tục 5 ngày sẽ giảm bớt mùi hôi miệng.
- Hắc Phàn, Tỳ Bà Diệp, Kha Tử. Đem tán vụn rồi sắc lấy nước để súc miệng mỗi ngày 3 – 5 lần.
- Hồ Hoàng Liên, Đởm Phàn, Kha Tử, Bạc Hà Tử, Mật Gấu. Tán thành bột mịn rồi hòa với nước sôi để súc miệng, mỗi lần lấy 2 – 3g bột.
- La Hán Quả, Trần Bì, đem sắc lấy nước uống hàng ngày thay trà. Cách này dùng chữa hôi miệng do bệnh lý hầu họng.
- Hoàng Liên, Minh Phàn, Muối Ăn. Đem sắc với 200ml nước, để nguội rồi ngậm và súc miệng 3 – 4 lần một ngày.
- Hoắc Hương, Trạch Lan, Hương Nhu, Tế Tân, đem sắc lấy nước ngậm và súc miệng mỗi ngày 2 đến 3 lần.
- Lá Trúc Tươi, Lá Trà, nấu lấy nước để súc miệng nhiều lần trong ngày. Cách này dùng để chữa hôi miệng do viêm hầu họng, viêm khoang miệng.
Một số mẹo chữa hôi miệng bằng thảo dược khác
Bột Đậu Xanh, Hạnh Nhân, đem sao thơm rồi tán bột, nấu với đường phèn thành chè đặc, ăn mỗi ngày 3 thìa canh. Cách này dùng chữa hôi miệng do các bệnh lý về đường hô hấp.
Bách Hợp, Đậu Xanh, đem nghiền thành bột rồi nấu chín thành bột đặc, mỗi ngày ăn 1 bát nhỏ. Cách này dùng để chữa hôi miệng khi có ho, đờm nhiều, hai gò má đỏ.
Mướp già, đem thái vụn rồi luộc chính với lửa nhỏ để lấy nước. Pha thêm một chút muối vào nước để uống mỗi ngày 2 bát nhỏ. Cách này dùng để chữa hôi miệng kèm táo bón và có triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân.
Đằng Thái đem rửa sạch, xào qua với dầu thực vật rồi thêm nước nấu thành canh, có thể cho thêm đậu phụ. Cách này dùng để chữa hôi miệng do các bệnh lý đường tiêu hóa.
Bột Gạo Tẻ, Bột Hoài Sơn, Bột Biển Đậu, Bột Bạch Truật, Mật Ong. Đem nấu thành bột đặc dùng để ăn nhiều lần trong ngày.
Hoàng Liên, Đường Trắng. Bạn đem Hoàng Liên sắc kỹ lấy nước, hòa thêm đường rồi chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc có thể hãm Hoàng Liên cùng với trà để uống trong ngày.
Thảo quả tươi, đem ngâm với 500 ml rượu trắng trong khoảng 100 ngày. Sau đó lấy ra uống mỗi ngày uống 1 thìa canh. Cách này dùng chữa hôi miệng kèm các bệnh rối loạn tiêu hóa.
Vỏ bưởi, đem thái nhỏ rồi nấu với thịt lợn nạc thành món canh. Dùng để chữa hôi miệng có kèm theo đại tiện bí kết, nóng trong người.
Mã thầy tươi đem rửa sạch, ép lấy nước uống trong ngày. Cách này dùng để chữa hôi miệng có kèm theo mắt đỏ, nước tiểu vàng, táo bón.
Thạch Cao, Tri Mẫu, Mạch Môn, Xạ Can, đem sắc mỗi ngày 1 thang uống thay trà. Cách này dùng chữa hôi miệng có kèm các biểu hiện khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, nhanh đói, táo bón khi đại tiện.