Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không và có chữa khỏi không

Bướu cổ có nguy hiểm không và có chữa khỏi không

Theo các bác sĩ, tất cả các dạng bệnh bướu cổ đều được xếp làm 3 nhóm theo mức độ: Bướu dạng lành tính, bướu ung thư và bướu rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp bị bướu cổ thuộc loại lành tính nên người bệnh không nên quá lo lắng, nhưng cũng không được chủ quan coi thường. Ngay khi có dấu hiệu bệnh bạn nên đi đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bướu cổ đa số là dạng bướu lành tính và hầu như không cần phải phẫu thuật, người bệnh chỉ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là có thể làm tiêu biến các cục bướu. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết các bác sĩ mới chỉ định áp dụng phương pháp mổ để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?

Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?

Bướu cổ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Bướu cổ là bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Và ở mỗi dạng thì bệnh lại gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như:

  • Các cục bướu lành tính ở tuyến giáp nếu phát triển to sẽ chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở. Một số sẽ lồi ra tạo thành cục bướu ở cổ gây mất thẩm mỹ.
  • Bướu ác tính sẽ hình thành các tế bào ung thư xâm lấn ra các cơ quan xung quanh, nhất là dây thanh quản, gây ra khàn tiếng. Khi các tế bào ung thư di căn sẽ gây tổn thương đến gan, phổi, xương, não …
  • Bướu cổ do rối loạn chức năng nội tiết như cường giáp hoặc suy giáp sẽ gây kiệt sức, sụt cân hoặc tăng cân, đánh trống ngực, mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Bướu cổ là tình trạng bất thường ở tuyến giáp

Bệnh bướu cổ có chữa khỏi không?

Các bác sĩ cho biết, bệnh bướu cổ hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, thời gian điều trị nhanh hay chậm, tỷ lệ thành công cao hay thấp còn tùy thuộc và nguyên nhân, tình trạng và tính chất của khối u.

Do bướu cổ gồm nhiều loại nên mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên việc điều trị bệnh bướu cổ từ trước đến nay thường áp dụng 3 phương pháp chính bao gồm: Sử dụng thuốc điều trị nội khoa, xạ trị, hoặc mổ cắt bỏ bướu.

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, kích thước bướu mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị khác nhau. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y để điều hòa nội tiết tố tuyến giáp, thuốc kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…
  • Xạ trị: Sử dụng thuốc dạng iốt phóng xạ có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp, giảm kích thước khối bướu.
  • Mổ cắt bướu: Tùy vào loại bướu mà bác sĩ sẽ lựa chọn một trong những phương pháp như Cắt thùy, cắt giáp bán phần, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Đối với bướu nước (nang giáp) thì có thể sử dụng phương pháp chọc hút bằng kim để rút nước.

Bệnh bướu cổ cần được thăm khám và chữa trị sớm để tránh nguy hiểm

Một số bài thuốc chữa bệnh bướu cổ hiệu quả

Đối với các dạng bướu cổ lành tính, bướu có thể điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc đang sau :

  • Bài thuốc 1: Thành phần gồm Thanh Mộc Hương, Long Đờm Thảo, Hải Đới, Côn Bố, Hải Cáp Phấn, Hải Tảo, Hải Phiêu Tiêu, Bạch Giới Tử, Trần Bì, Hoàng Dược, Cát Cánh. Đem thuốc sắc với 800ml nước, để sôi trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 300ml thì chia ra làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Lấy Hải Tảo, Côn Bố lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, hòa với mật để nặn thành từng viên nhỏ nặng 10 – 20g. Mỗi ngày lấy 1 – 2 viên ngậm rồi nuốt sau khi ăn cơm xong.
  • Bài thuốc 3: Lấy Uất Kim, Đan Sâm, Hải Tảo, sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục trong 3 – 4 tuần sẽ có công hiệu.
  • Bài thuốc 4: Triết Bối Mẫu, Mẫu Lệ Đều, Hải Tảo đem tán thành bột mịn, trộn đều với nhau. Mỗi lần lấy 6g hòa với rượu trắng để uống trước bữa ăn ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 5: Huyền Sâm, Hạ Khô Thảo, Bạch Thược, Hải Phù Thạch, Bạch Giới Tử, Gia Cường Tằm, Chế Hương Phụ, Trạch Tả, Thất Diệp Nhất Chi Hoa. Sắc uống 2 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 6: Huyền Sâm, Kỷ Tử, Bạch Tật Lê, Bạch Thược, Mẫu Lệ, Hải Tảo, Côn Bố, Sinh Địa, Sung Uý Tử. Đem tán thành bột mịn, trộn mật nặn thành viện khoảng 10g. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần với nước sôi, mỗi lần 1 viên.

Trên đây là những thông tin về bệnh bướu cổ có nguy hiểm không và có chữa khỏi không, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44