Bệnh bướu cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh bướu cổ nên ăn gì?

Theo các bác sĩ Phòng khá, những bệnh nhân bị bướu cổ hay muốn phòng tránh bệnh bướu cổ có thể ăn một số loại thực phẩm sau đây:

Hải sản: Nguyên nhân chính gây bệnh bướu cổ là thiếu hụt lượng i-ốt cần thiết, dẫn đến tuyến giáp phai hoạt động nhiều hơn để tổng hợp các nội tiết tố giáp trạng, lâu dần làm phình tuyến giáp. Cho nên việc cung cấp đầy đủ i-ốt cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Một trong những loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt chính là hải sản. Bao gồm tôm, cua, cá, mực, ngao, sò, hến…

Cá biển: Người bệnh bướu cổ nên ăn một số loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ… vì trong đó có chứa nhiều Vitamin A rất quan trọng đối với người bệnh. Nếu cơ thể bị thiếu Vitamin A sẽ khiến tuyến giáp bị rối loạn chức năng tổng hợp hormone, lâu dần gây ra bướu cổ.

Bệnh bướu cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Rau củ quả: Các loại rau củ quả như cà rốt, bí đỏ, cà chua, rau diếp cá, khoai tây và các loại đậu như đậu xanh, đậu hà lan… cũng có chứa nhiều Vitamin A, Vitamin các nhóm, chất xơ, ít chất béo nên người bị bướu cổ có thể yên tâm sử dụng.

Tỏi: Tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hoạt chất hỗ trợ chức năng tế bào nên có thể làm giảm các triệu chứng sưng tấy ở tuyến giáp và thúc đẩy quá trình sản xuất Glutathione – hormone giúp duy trì sự khỏe mạnh của tuyến giáp. Bạn có thể dùng tỏi để nấu ăn hoặc ăn sống 3 – 4 tép tỏi mỗi buổi sáng để ngăn ngừa bướu cổ.

Sữa chua và pho-mát: Những loại thực phẩm này đều rất giàu vitamin, protein, canxi và i-ốt nên rất tốt cho người mắc bệnh bướu cổ. Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn có tác động tích cực lên hệ tiêu hóa, giúp người bệnh hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, người bệnh cảm thấy khỏe hơn.

Dầu dừa: Người bệnh bướu cổ nên sử dụng dầu dừa để chống virus, vi khuẩn, hỗ trợ chữa trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Vì trong dầu dừa có chứa nhiều Axit Lauric, Axit béo mà cơ thể có thể chuyển đổi thành năng lượng.

Người bệnh bướu cổ nên ăn cá, thịt, phomat, sữa chua...

Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì?

Bệnh cạnh những loại thực phẩm mà người bệnh bướu cổ nên ăn thì bệnh nhân cũng cần tránh xa một số loại thực phẩm sau để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Rau họ cải: Người bệnh bướu cổ nên kiêng các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải ngọt, cải xoăn, súp lơ, củ cải, bắp cải… có chứa mọt số hợp chất của lưu huỳnh, khi các hợp chất này bị phá vỡ sẽ sản sinh ra isothiocyanates, mà chất này thường lấy đi i-ốt của tuyến giáp, ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Đậu nành: Đậu nành có đặc tính kháng giáp gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh bướu cổ. Cho nên người bệnh cần kiêng ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, mayonnaise…

Nên thăm khám định kỳ để tầm soát bệnh bướu cổ

Ngũ cốc: Trong một số loại ngũ cốc như khoai mì, hạt kê… luôn tồn những tác nhân gây bệnh bướu cổ như Thiocynates (SCN), oxazolidinethiones làm cản trở quá trình hấp thu iốt của cơ thể, ức chế hoạt động của tuyến giáp nên sẽ khiến bệnh bướu cổ khó lành, thậm chí ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Bia rượu, chất kích thích: Người bệnh bướu cổ nên tránh các loại thức ăn, đồ uống có tính kích thích, các loại bia rượu để không làm tăng sự hưng phấn thần kinh, giảm bớt các triệu chứng sưng viêm ở tuyến giáp.

Kiêng ăn các loại hoa quả có chứa sắc tố như cam, táo, lê, quít, nho, vì trong những loại hoa quả này có chứa chất hợp chất Flavon. Chất này khi đưa vào cơ thể sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit Ferulic và axit Diglycerobenzoic, gây ức chế chức năng của tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh bướu cổ ngày càng nặng thêm.

Trên đây là những thông tin về bệnh bướu cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì do các bác sĩ chia sẻ.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44