Bệnh ghẻ là gì Nguyên nhân dấu hiệu cách điều trị

Ghẻ là bệnh gì

  • Bệnh ghẻ là một trong những bệnh da liễu do một loại cái ghẻ sống dưới da gây nên. Cái ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei, giống Homini.
  • Đặc điểm của cái ghẻ gây bệnh là chúng có 4 cặp chân, kích thước khoảng 0,3 mm, có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng, toàn thân có nhiều lông xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn và để đào hầm. Mỗi cái ghẻ thường đẻ 3 trứng/ ngày và có vòng đời khoảng 30 ngày.
  • Các dạng bệnh ghẻ thường gặp nhất hiện nay là ghẻ ngứa, ghẻ lở, ghẻ nước, ghẻ ruồi, ghẻ vảy, ghẻ bỏng…
  • Bệnh ghẻ chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh. Ví dụ như ngủ chung giường, quan hệ tình dục, dùng chung quần áo hay các vật dụng các nhân khác. Ngoài ra, việc chung sống gần gũi với động vật cũng có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh.
  • Những vị trí bị bệnh ghẻ thường gặp như: Da đầu, cổ, mặt, mí mắt, lông mày, vai, ghẻ ở bộ phận sinh dục nam nữ, ghẻ ở háng, mông, ghẻ ở chân, tay, lưng…

Bệnh ghẻ là gì? Nguyên nhân dấu hiệu và cách trị

Nguyên nhân bệnh ghẻ là gì?

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ghẻ chính là cái ghẻ. Những nguyên nhân trực tiếp có thể khiến bạn bị nhiễm cái ghẻ là:

  • Vệ sinh cá nhân kém: Những người lười vệ sinh cá nhân, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ có nguy cơ bị bệnh ghẻ rất cao.
  • Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: Những người sống ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu nước sạch, hoặc không khí bị ô nhiễm thì nguy cơ bị bệnh ghẻ cũng rất cao, Hơn nữa bệnh ghẻ còn có thể bùng phát thành dịch. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
  • Yếu tố thời tiết: Vào những điều kiện thời tiết giao mùa như từ Đông sang Xuân, Hạ sang Thu đều rất thích hợp cho sự phát triển mạnh mẽ của cái ghẻ.
  • Các nguồn lây nhiễm cái ghẻ: Bệnh ghẻ thường lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với quần áo, mũ nón, chăn, gối, giường nệm, khăn và những vật dụng chứa cái ghẻ, trứng ghẻ.

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng là Cái ghẻ gây ra

Các dấu hiệu của bệnh ghẻ điển hình

Thông thường, người bệnh rất khó phát hiện cái ghẻ trong vòng 2 tuần đầu sau khi chúng xâm nhập và sống ký sinh ở tầng thượng bì của da. Chỉ khi cái ghẻ đã đào được các luống ghẻ và đẻ trứng thì người bệnh mới có các triệu chứng điển hình của bệnh ghẻ như:

  • Xuất hiện nhiều tổn thương trên da: Dấu hiệu của bệnh ghẻ dễ nhận biết nhất là mọc mụn nước rải rác trên da, có các vết trợt lở (săng ghẻ), mọc sẩn cục màu đỏ, da đóng vảy, chàm hóa, có mụn mủ…
  • Dấu hiệu điển hình của bệnh ghẻ thứ hai là có những cơn ngứa dai dẳng khó chịu. Ngứa dữ dội hơn về ban đêm vì thời điểm này cái ghẻ dùng để đào hầm trú ngụ, đẻ trứng.
  • Riêng bệnh ghẻ vảy thì bệnh nhân có thể không bị ngứa ngáy khó chịu, song trên da sẽ bị đóng vảy sừng dày, vảy tiết bã tương tự như biểu hiện của bệnh vảy nến.

Bệnh ghẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Mắc các chứng viêm da, bội nhiễm hay chàm hóa… khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, nứt da chảy máu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cái Ghẻ đào hầm và đẻ trứng trên da

Cách điều trị bệnh ghẻ hiệu quả hiện nay

Theo các bác sĩ, hiện nay những phương pháp điều trị bệnh ghẻ tương đối đa dạng. Người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng Đông y, Tây y và những biện pháp khác.

  • Với việc điều trị bệnh ghẻ theo Tây y: Người bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da như D.E.P, Elimite, Lindanen, Benzyl benzoat và thuốc uống như Ivermactin…
  • Chữa bệnh ghẻ bằng thuốc Đông y: Tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ bốc thuốc với liều lượng và các loại thảo dược phù hợp. Có thể kể đến như Bồ Hoàng (Cỏ nến), Bạch Hạc (cây kiến cò), Đơn Tướng Quân, Đại Bi, Lá Đào, Cây Ba Chạc…

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chữa bệnh ghẻ bằng cách sử dụng một số loại cây lá để tắm gội, hỗ trợ chữa bệnh ghẻ như: Lá Xoan, Lá Bạch Đàn, Lá Và Vỏ Cây Xà Cừ, Lá Khế, Lá Trầu Không, Nước Muối…

Bệnh ghẻ có thể điều trị đơn giản bằng thuốc Đông y tại PK YHCT Sài Gòn

LỜI KHUYÊN: Cách chữa bệnh ghẻ tốt nhất là bạn nên sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định sau khi thăm khám kỹ càng.

Chúc bạn mạnh khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44