Bệnh giãn phế quản là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây nên

Bạn bị ho dai dẳng, cơ thể mệt mỏi bất thường và có tiếng khò khè khi thở. Rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng giãn phế quản. Sau đây hãy cùng y học cổ truyền Sài Gòn tìm hiểu căn bệnh này nhé!

Giãn phế quản là bệnh gì?

Khi thở, không khí được đưa vào phổi qua đường thở, còn được gọi là phế quản. Các phế quản phân chia thành hàng ngàn đường dẫn khí nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản. Phế quản chứa các tuyến nhỏ tạo ra một lượng nhỏ chất nhầy. Chất nhầy giúp giữ cho đường hô hấp ẩm ướt, ngăn bẫy bụi và vi trùng khi chúng ta hít vào. Chất nhầy được di chuyển đi bởi những sợi lông nhỏ, gọi là lông mao, nằm dọc trên phế quản.

Nếu bị giãn phế quản(bronchiectasis), đường thở sẽ bị viêm và sinh ra đờm(chất nhầy quá nhiều). Từ đó phế quản trở nên mở rộng và không thể co lại bình thường gây ra sự tích tụ chất nhầy và đường thở rất dễ bị nhiễm vi khuẩn.

Triệu chứng giãn phế quản

Triệu chứng phổ biến nhất là ho ra đờm. Đối với những người bị giãn phế quản nặng hơn, đờm xuất hiện nhiều và hôi, màu sậm.

Các triệu chứng khác bạn có thể gặp:

  • Cảm thấy rất mệt mỏi hoặc khó tập trung
  • Khó thở
  • Đau – viêm xoang
  • Ho không tự chủ
  • Lo âu hoặc trầm cảm
  • Viêm họng

Các triệu chứng ít gặp hơn

  • Ho ra máu
  • Đau ngực
  • Đau khớp

Nguyên nhân giãn phế quản

Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh giãn phế quản thường không có nguyên nhân cơ bản rõ ràng.

Một số bệnh được cho là gián tiếp gây ra giãn phế quản

  • Đã bị nhiễm trùng phổi nghiêm trọng như viêm phổi, ho gà hoặc lao trong quá khứ.
  • Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Rối loạn viêm khớp như viêm khớp dạng thấp.
  • Rối loạn chức năng đường mật nguyên phát.

Các nguyên nhân khác

  • Dị ứng nghiêm trọng với nấm hoặc nấm mốc như aspergillus
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tắc nghẽn đường thở bởi thức ăn, dị vật.
  • Đôi khi, những người sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD) hoặc hen suyễn trong nhiều năm sẽ bị giãn phế quản.
Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44