Bệnh hen suyễn là gì? Triệu chứng nhận biết

Tỷ lệ người mắc bệnh hen suyễn hiện nay khá nhiều nhưng không nhiều người biết về căn bệnh này. Vậy bệnh hen suyễn là gì? Triệu chứng dấu hiệu cách điều trị như thế nào? Các bác sĩ chuyên khoa tại Y học Cổ truyền Sài Gòn sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích qua bài viết sau.

Bệnh hen suyễn là gì

Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản là một trong những tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở đường hô hấp. Điều này làm cản trở sự lưu thông của không khí khiến người bệnh khó thở, phế quản co thắt nên thở dốc và mệt.

Bệnh hen suyễn là gì? Triệu chứng nhận biết 1

Hen suyễn sẽ khiến người bệnh khó thở, lồng ngực nặng hoặc có thể gặp phải trường hợp tắc nghẽn đường dẫn khí cho các tuyến nhầy tiết quá nhiều dịch.

Hen suyễn là dạng bệnh mạn tính và người bị mắc bệnh phải chấp nhận “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, hen suyễn có nhiều thể khác nhau và tùy vào từng trường hợp sẽ có cách điều trị để tránh những nguy hiểm do bệnh gây ra.

  • Cấp độ nhẹ – không liên tục: Các cơn hen không kéo dài quá 1 giờ và tuần suất cũng ít, thông thường chỉ khoảng 2 lần/tuần.
  • Cấp độ nhẹ – nhưng liên tục: Người bị hen suyễn ở mức độ ngày sẽ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Các cơn hen xuất hiện nhiều hơn 2 lần/tuần.
  • Cấp độ trung bình – liên tục: Những cơn hen xuất hiện với tần suất nhiều hơn và cường độ hen cũng nặng hơn. Nó có thể kéo dài hàng ngày khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi và lúc này cần phải sử dụng thuốc để cắt cơn hen.
  • Cấp độ nặng – liên tục: Bệnh ở thể nặng các cơn hen suyễn sẽ ập đến liên tục và thường xảy ra về đêm, các sinh hoạt thường ngày của người bệnh cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.

Triệu chứng dấu hiệu của bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn khiến hoạt động sống của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều, vì vậy phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị là điều cần thiết. Để nhận biết bệnh chúng ta có thể dựa trên một số triệu chứng dấu hiệu như:

Bệnh hen suyễn là gì? Triệu chứng nhận biết 2

Thở nhanh và gấp

Triệu chứng đặc trưng và cũng là điển hình nhất của bệnh hen suyễn chính là tình trạng thở nhanh và gấp. Tình trạng này sẽ trở nặng khi người bệnh vận động nhiều, leo cầu thang, chạy bộ..

Thở khò khè

Triệu chứng này sẽ xuất hiện vào ban đêm khi người bệnh đã đi ngủ. Tiếng thở không trong và nhẹ và khò khè, nặng và thở rít. Người bệnh không thể biết được điều này bởi chỉ khi ngủ mới xuất hiện triệu chứng.

Ho

Tất cả các bệnh liên quan đến đường hô hấp đều gây ra những cơn ho và với bệnh hen suyễn cũng vậy. Các cơn ho kéo dài nhất là khi trời lạnh, mùa đông người bị hen suyễn cũng ho nhiều hơn và ho về đêm là chính.

Khó thở

Một triệu chứng khác của bệnh hen suyễn chính là khó thở, thở gắt, ngực nặng rất mệt mỏi và thường phải thở bằng miệng.

Những triệu chứng của bệnh hen suyễn rất dễ nhận biết nên người bệnh hoàn toàn có thể biết được mình có bị hen suyễn hay không. Chúng ta khi thấy các dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng thăm khám để được kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh. Càng chần chừ hen suyễn sẽ càng nặng hơn và sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Bệnh hen suyễn có di truyền không?

Bệnh hen suyễn là một trong số những bệnh về hô hấp có nhiều mức độ khác nhau, có thể gặp ở bất cứ người nào nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể diễn ra trong một vài năm đầu đời nhưng cũng có thể kéo dài suốt cả cuộc đời. Nhiều người thắc mắc không biết bệnh hen suyễn có di truyền không? Để giải đáp vấn đề này, các bác sĩ đã chia sẻ một số thông tin quan trọng trong bài viết sau đây, mời bạn cùng theo dõi để có câu trả lời.

Bệnh hen suyễn có di truyền không?

Các bác sĩ cho biết, theo các thống kê thì mặc dù không phải là tất cả các trường hợp mắc bệnh hen suyễn đều do di truyền, nhưng những người có cơ địa dị ứng thường dễ mắc bệnh hen suyễn hơn. Đặc biệt, nếu cha mẹ đã từng hoặc đang mắc bệnh hen suyễn thì khi sinh con ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác là 33%.

  • Những người có cơ địa dị ứng hoặc mắc bệnh hen suyễn khi tiếp xúc nhiều với các yếu tố gây dị ứng như: Khói bụi, lông thú, thực ăn gây dị ứng, khói thuốc, khói bếp than, phấn hoa, hóa chất… thì các biểu hiện của bệnh hen suyễn sẽ dễ khởi phát hơn.
  • Các thống kê cũng chỉ ra rằng có khoảng 1/4 trẻ khi sinh ra bị mắc bệnh hen sẽ khỏi hẳn khi lớn lên, còn lại sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể tạm lắng xuống trong một thời gian dài rồi lại khởi phát khi gặp các điều kiện thuận lợi, hay các dị nguyên như đã kể trên.
  • Đối với câu hỏi bệnh hen suyễn có di truyền không? Các bác sĩ xin trả lời như sau: Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào kết luận bệnh hen suyễn là do di truyền. Có thể yếu tố Gen di truyền có ảnh hưởng đến quá trình khởi phát bệnh hen nhưng không phải tất cả những trường hợp bị hen đều do di truyền. Do đó, các cặp vợ chồng muốn sinh con khi tiền sử gia đình có người bị bệnh hen thì cần tìm hiểu cách bảo vệ sức khỏe.
  • Và để sinh con ra không bị hen suyễn thì trong quá trình mang thai người mẹ không được hút thuốc lá và nên tránh khói thuốc lá. Ngoài ra, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc trong những năm đầu đời, cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không để trẻ tiếp xúc với lông thú nuôi và đặc biệt là phải luôn vệ sinh sạch sẽ nơi ở.

Bệnh hen suyễn có lây nhiễm?

“Bệnh hen suyễn có lây nhiễm hay không?” là một trong những câu hỏi được khá nhiều bệnh nhân gửi về Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn trong thời gian gần đây. Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh đã nêu ở trên, bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan cho biết bệnh hen suyễn không có yếu tố lây nhiễm, mà chỉ có tính di truyền. Nếu bố mẹ mắc bệnh hen suyễn thì sinh con ra có tỷ lệ mắc bệnh càng cao, ngoài ra còn do dị ứng, do cơ địa.

Tùy thuộc vào cơ địa của người bện cùng nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn mà sẽ có phương pháp và thời gian chữa trị khác nhau. Nếu như bệnh do di truyền thì đòi hỏi người bệnh cần đầu tư thời gian, kiên trì để hợp tác cùng với bác sĩ để có thể chữa khỏi bệnh.

Vì thế bạn Hoa không nên lo lắng quá mà ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như xa lánh bạn. Bạn hãy chủ động tiếp xúc với bạn cùng phòng với mình để bạn ấy giảm bớt mặc cảm về bệnh tình của mình. Hơn nữa, người bị hen suyễn khi lên cơn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nên bạn hãy chú ý hơn đến sức khỏe của bạn mình nhé! Tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Những thống kê ở nước ta cho thấy hiện nay cứ 1000 người thì có 50-60 người mắc bệnh hen suyễn, như vậy đây là bệnh khá phổ biến trong số các bệnh đường hô hấp không do nhiễm khuẩn.

Hen suyễn là cách gọi trong dân gian của bệnh hen phế quản, và trước đây việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn, gần như là không thể chữa được. Nhưng với sự tiến bộ của y học như ngày nay thì việc đối phó, kiểm soát bệnh hen suyễn đã thành công hơn rất nhiều, giúp loại bỏ những triệu chứng của bệnh, đẩy lùi những cơn hen để người bệnh có cuộc sống dễ dàng hơn.

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không? Có nguy hiểm không? Bác sĩ Ngoan cho biết: Hen suyễn là bệnh mãn tính, khó có thể chữa dứt điểm được. Nhưng nếu điều trị tích cực lâu dài và đúng phương pháp có thể có thể kiểm soát được bệnh, dần tiến tới đẩy lùi bệnh với chế độ chăm sóc tốt.

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Bác sĩ Ngoan cho biết bệnh hen suyễn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh do người có thái độ coi thường bệnh tật, hoặc không được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh nên để bệnh phát triển ngày càng nặng thêm. Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do hen suyễn như:

Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Khí phế thũng: Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, môi tím tái, khạc ra đờm và ho nhiều.

Tâm phế mãn tính: Bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau tức ở vùng hạ sườn phải, người tím tái, khó thở. Biến chứng này có thể kéo dài từ 5 – 10 năm, thậm chí còn lâu hơn.

Viêm phế quản: Đây là biến chứng thường gặp nhất khi người bệnh tiếp xúc với các dị vật như lông thú, phấn hoa, khói bụi…

Xẹp phổi: Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải biến chứng này nhất.

Suy hô hấp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh hen suyễn có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng này có thể làm cho bệnh nhân ngừng thở, tim ngừng đập và bắt buộc phải sử dụng đến máy thở oxy.

Tràn khí – dịch màng phổi: Biến chứng này thường xảy ra ở những người bị hen mãn tính do làm việc quá sức, ho lâu ngày, ho mạnh khiến phế nang bị nứt và làm tràn dịch, tràn khí màng phổi.

Theo một cuộc khảo sát trên 3.080 người cho thấy, có 78% người dân không biết hen đã có thể kiểm soát, 55% không biết cách ngừa cơn hen, 75% không biết về các thuốc dành cho bệnh hen, 50% không biết nguyên nhân hen…

Bệnh hen đã gây ra hơn 3000 ca tử vong mỗi năm, 25% bệnh nhân phải nhập viện, 29% người lớn phải nghỉ làm, 42% trẻ nghỉ học. Điều đáng nói là có đến 85% những trường hợp tử vong do hen suyễn có thể cứu được nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Những lưu ý dành cho bệnh nhân bị hen suyễn

Tránh các yếu tố nguy cơ gây lên cơn hen: Bạn nên dọn dẹp nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, tránh tích tụ bụi bẩn, nấm mốc, tránh tiếp xúc với phấn hoa hoặc lông thú… Kiêng các thực phẩm gây dị ứng và đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Không nên tự ý mua thuốc về điều trị, tuân thủ đúng hướng dẫn và liệu trình của bác sĩ. Kết hợp dùng thuốc cắt cơn hen và thuốc dự phòng.

Tập thở bằng cách hít thở thật sâu để co giãn cơ hoành hết cỡ, giúp hít được nhiều không khí nhất đồng thời đẩy hết khí cặn ra bên ngoài. Nên tập ở nơi có không khí thoáng mát, trong lành.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả hơn.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44