Bệnh hôi miệng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh hôi miệng là gì?

Theo các bác sĩ, hôi miệng là một bệnh lý có liên quan tới sự phát triển của các loại vi khuẩn trong khoang miệng, chúng phân hủy các protein từ thức ăn dư thừa thành axit amin tạo ra mùi hôi rất khó chịu.

Nguyên nhân của bệnh hôi miệng

Cao răng: Các mảng thức ăn còn dính trên răng lâu ngày nhưng không được làm sạch sẽ tạo thành cao răng. Đây là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sống và tạo ra mùi hôi miệng khó chịu.

Bệnh từ vòm miệng: Những người bị viêm chân răng, sâu răng, viêm nha chu, chảy máu chân răng, nhiều rêu lưỡi, nấm lưỡi… cũng có thể gây hôi miệng.

Bệnh hôi miệng do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Bệnh từ đường hô hấp: Những bệnh viêm xoang, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm họng hạt, viêm amidan cũng gây ra hôi miệng. Vì khi mắc các bệnh này, một lượng lớn vi khuẩn phát triển trong miệng và gây ra mùi hôi.

Bệnh về tiêu hóa: Bao gồm các bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm hành tá tràng… những bệnh này thường khiến thức ăn và hơi từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, từ đó gây ra mùi hôi miệng.

Hút thuốc lá: Đây cũng là nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi khó chịu và nặng mùi.

Vệ sinh răng miệng không sạch: Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ vẫn còn mảng bám và thức ăn thừa trong khoang miệng, khi bị vi khuẩn phân hủy sẽ dẫn đến bệnh hôi miệng.

Khô miệng: Tình trạng này dẫn đến lượng nước bọt tiết ra ít, nên khả năng làm sạch và loại bỏ vị khuẩn bị giảm bớt, làm tình trạng hôi miệng nghiêm trọng hơn.

Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng

Dấu hiệu và biểu hiện của hôi miệng

Một số dấu hiệu biểu hiện của hôi miệng giúp người bệnh dễ dàng nhận biết và có biện pháp điều trị như:

Miệng bị khô, tiết ít nước bọt: Đây là dấu hiệu đầu tiên giúp mọi người có thể biết được mình đang gặp chứng bệnh hôi miệng.

Hơi thở xuất hiện mùi khó chịu: Nhất là vào buổi tối hoặc sáng sớm sau khi ngủ dậy. Dấu hiệu biểu hiện này rất dễ nhận thấy. Bạn có thể tự kiểm tra bằng

Có các dấu hiệu bệnh răng miệng: Khi kiểm tra răng miệng sẽ phát hiện những dấu hiệu biểu hiện như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, nhiều mảng bám trên răng… thì khả năng mắc bệnh hôi miệng rất cao.

Bệnh hôi miệng có thể tự kiểm tra bằng cách thở ra bằng miệng

 

Cách điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả

Hiện nay, đông y đang áp dụng nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh hôi miệng hiệu quả tùy vào nguyên nhân gây ra, cụ thể như

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng do các bệnh liên quan đến dạ dày thì có thể sử dụng bài thuốc có chứa các vị: Đinh Hương, Cam Thảo, Tế Tân, Quê Tâm, Xuyên Khung… Bạn chỉ cần sắc thuốc đến khi hơi đặc lại thì lấy ra để ngậm súc miệng một lúc rồi nhổ ra. Sử dụng bài thuốc vào trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy sẽ loại bỏ hôi miệng một cách hiệu quả.

Nếu nguyên nhân do các bệnh đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm mũi dị ứng… dẫn đến hôi miệng thì có thể sử dụng bài thuốc: Bạc Hà, Tế Tân, Phòng Phong, Bạch Chỉ, Khương Hoạt, Chích Cam Thảo. Tán thành bột mịn rồi mỗi ngày dùng một muỗng cà phê pha với chút nước nóng để thuốc đặc lại rồi dùng súc miệng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những cách điều trị bệnh hôi miệng bằng các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên đây chỉ là những cách giúp giảm bớt mùi hôi miệng chứ không thể chữa dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Vì thế bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng:

  • Sử dụng trà xanh: Bạn có thể lấy lá chè xanh nhai và ngậm trong miệng vài phút, tinh chất bên trong lá trà xanh có tác dụng chống hôi miệng rất hiệu quả.
  • Lá mùi tàu: Trong lá mùi tàu có các chất giúp phân hủy các loại vi khuẩn và khí trướng ở trong miệng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy lá mùi tàu sắc với nước, thêm ít muối rồi dùng để súc miệng hàng ngày.
  • Gừng: Bạn có thể pha nước trà gừng tươi để uống hàng ngày cũng giúp hơi thở thơm hơn.
  • Nước muối loãng: Bạn có thể tự pha nước muối loãng để súc miệng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để loại bỏ mùi hôi miệng. Muối có tính sát khuẩn cao nên sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn gây hôi miệng.

Ngoài ra, có một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh hôi miệng tái phát đó là:

  • Đánh răng sau khi ăn, đảm bảo2 – 3 lần/ ngày.
  • Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
  • Giữ ẩm miệng bằng cách thường xuyên uống nước. Nếu lưỡi đóng bựa thì nên cạo sạch để loại bỏ vi khuẩn.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có thể gây mùi hôi miệng như hành, tỏi…
  • Ăn nhiều trái cây và rau, hạn chế ăn thịt và các thực phẩm giàu chất béo.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích.
  • Nên vệ sinh kỹ răng giả bằng dung dịch sát trùng để đảm bảo sạch khuẩn.
  • Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện và điều trị bệnh từ răng miệng sớm.
Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44