Mục lục nội dung
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị, dân gian còn gọi là bệnh chàm bàm, bệnh do virus Paramyxovirus gây nên. Quai bị là bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai.
Bệnh quai bị có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm đến 80% tỉ lệ mắc bệnh, trẻ 5 đến 8 chiếm đại đa số.
Nguyên nhân quai bị
Người đang mắc bệnh quai bị chính là nguồn lây bệnh cho người lành chưa có kháng thể chống vi-rút quai bị. Bệnh quai bị khởi đầu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai).
Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai có thể kể: do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc, rối loạn chuyển hóa: bệnh đái tháo đường, xơ gan, suy dinh dưỡng.
Triệu chứng
- Khi bị bệnh quai bị, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau phía trước tai, 1 – 2 ngày có triệu chứng khó nhai khi ăn.
- Bệnh nhân sốt cao đột ngột, mệt mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Sau khi sốt cao từ 1 đến 4 ngày, chảy nước bọt và tuyến nước bọt bắt đầu bị sưng to.
- Ban đầu chỉ sưng một bên, sau vài ngày lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt. Tuyến nước bọt có khi sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra làm biến dạng cả mặt. Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ,…
- Ba điểm đau điển hình của bệnh quai bị góc thái dương hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới.
Cách chữa bệnh quai bị hiệu quả hiện nay
Bệnh quai bị hiện nay có thể điều trị hiệu quả bằng cả Đông y và Tây y. Trong đó phương pháp điều trị theo Đông y được khá nhiều bệnh tin tưởng tìm đến bởi tính an toàn, hiệu quả cao, không để lại biến chứng và có thể điều trị tận gốc bệnh.
Theo Đông y, quai bị thuộc chứng ôn độc. Khi bị bệnh người bệnh sẽ có biểu hiện sốt, sợ lạnh, sưng cứng dưới tai và vùng dưới hàm, ấn vào đau, thường sưng một bên, dần dần sưng cả hai bên. Để điều trị bệnh sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh mà đưa ra bài thuốc điều trị phù hợp như:
Sơ tán phong tà hoạt huyết trong trường hợp ôn độc nhẹ: Bài thuốc điều trị gồm có khương hoạt, cát cánh, độc hoạt, sài hồ, ngưu bàng tử, đương quy vĩ mỗi vị 8g; phòng phong, liên kiều, tô mộc, thăng ma mỗi vị 6g; hồng hoa, kinh giới, xuyên khung, cam thảo mỗi vị 4g; thiên hoa phấn 12g.
Đem sắc với 400ml nước đến khi còn lại 200ml, chia đều 5 uống, uống khi thuốc còn ấm.
Trường hợp ôn độc nặng thanh hỏa giải độc tuyên tiết phong nhiệt: Bài thuốc điều trị gồm hoàng cầm 12g, bạch cương tàm 12g, sài hồ 12g, hoàng liên 6g, trần bì 6g, cam thảo 4g, liên kiều 8g, bản lam căn 8g, ngưu bàng tử 16g, bạc hà tươi 16g, huyền sâm 16g, cát cánh 10g, thăng ma 10g.
Các vị trên (trừ bản lam căn đem tán bột) sắc với 1.800ml nước lọc còn lại 250ml, sau đó cho bản lam căn vào đun sôi quấy đều. Chia đều 5 lần uống, ban ngày uống 3 lần, tối uống 2 lần.
Bài thuốc điều trị ngoài:
- Dùng hạ 3 đến 4 hạt gấc cùng với 5g cói chiếu đốt thành than, trộn đều rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.
- Xích tiểu đậu tán vụn, trộn với lòng trắng trứng gà hoặc mật ong thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng.
- Giã nát tỏi, trộn với giấm thanh rồi bôi lên chỗ sưng ngày 2-3 lần.
- Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào nơi sưng đau.
Để điều trị theo Đông y hiệu quả, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để gặp bác sĩ thăm khám, kiểm tra mức độ bệnh sau đó sẽ kê đơn, bốc thuốc. Bởi tùy theo người bệnh, mức độ bệnh mà sẽ có bài thuốc điều trị hiệu quả riêng.