Bệnh quai bị nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng đối với người bệnh quai bị, người bệnh được chăm sóc tốt ăn uống đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với việc điều trị sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Khi bị bệnh quai bị các bạn nên ăn và kiêng ăn những thực phẩm sau:

Những thực phẩm người bệnh quai bị nên ăn

Uống nhiều nước: khi bị bệnh quai bị người bệnh thường sốt cao, kéo theo đó là cơ thể mất nước, mệt mỏi. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước để lấy lại cân bằng giúp giảm mệt mỏi, cung cấp độ ẩm trong cơ thể.

Bổ sung nhiều hoa quả: Trái cây rất tốt cho cơ thể, riêng với bệnh nhân quai bị nên ăn nhiều bưởi, đu đủ và nho để bổ sung Vitamin, tăng cường sức đề kháng đồng thời có tác dụng sát khuẩn, giảm sưng viêm tốt khi đau quai bị.

Bệnh quai bị nên ăn gì kiêng gì? 1

Rau xanh: Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, không chỉ người bệnh quai bị mà tất cả chúng ta trong thực đơn hàng ngày cần cí nhiều rau xanh. Với người bệnh quai bị các bạn nên ăn nhiều mướp đắng, bởi mướp đắng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm sưng họng, hạ nhiệt cơ thể.

Món ăn chế biến từ đậu: Loại họ đậu cung cấp nguồn dinh dưỡng rất cao, có tác dụng giúp người mắc bệnh quai bị nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, nhanh chóng khỏi bệnh. Bạn có thể ăn đậu xanh hầm, cháo đậu, uống nước đậu,…

Thức ăn lỏng, dễ nuốt: Khi bị quai bị người bệnh thường sốt cao, viêm sưng họng, khó ăn, chán ăn. Vì vậy thức ăn lỏng như cháo, súp, canh hầm, canh trứng,… là sự lựa chọn hợp lý nhất đối với người mắc bệnh quai bị

Bệnh quai bị kiêng gì?

Thịt gà: Trong thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bệnh nhân quai bị không nên ăn những thức ăn có tính cứng, hơn nữa thịt gà sẽ làm cho bạn cảm thấy khó tiêu. Vì vậy, sau khi khỏi bệnh bạn hãy ăn thịt gà để bồi bổ cơ thể.

Bệnh quai bị nên ăn gì kiêng gì? 2

Đồ chua: Những loại thực phẩm có vị chua như: xoài, me, cóc, dưa cải muối,…sẽ kích thích và làm cho tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, đau hơn không tốt cho bệnh nhân quai bị.

Đồ nếp: Bánh chưng, bánh tét, chè, xôi,…bệnh nhân quai bị không được ăn. Vì nếp là thực phẩm khó tiêu hóa, hơn nữa nếp có thể làm cho vùng hàm sưng to, gây đau làm cho bệnh trở nên nặng hơn và nguy hiểm hơn.

Thức ăn cay nóng, tanh: Đồ ăn cay nóng và có mùi tanh sẽ làm người bệnh khó tiêu hóa, khó hấp thụ và có thể dẫn đến sưng to hơn.

Đồ ăn cay nóng, chứa dầu mỡ đa phần khó tiêu và khiến bệnh nhân khó hấp thu chất dinh dưỡng, ngoài ra còn không tốt cho hệ tiêu hóa, có thể gây ra táo bón. Vì vậy khi bị quai bị các bạn cần tránh các loại thực phẩm này.

Chất kích thích: rượu bia, thuốc la, cà phê…người mắc bệnh quai bị nên tránh xa. Vì trong những thực phẩm này chứa nhiều chất cồn, khi đi vào cơ thể khiến tuyến nước bọt phân tiết gây sưng to hơn, đau nhức hơn.

Bệnh quai bị nên ăn gì kiêng gì? 3

Những điều người bệnh quai bị cần lưu ý

  • Khi bị bệnh quai bị các bạn cần lưu tâm đến chế độ ăn uống và thăm khám, điều trị bệnh sớm, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bên cạnh đó khi tiếp xúc với người khác phải đeo khẩu trang để tránh lây truyền bệnh. Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nên tắm nước lạnh. Bạn có thể giảm đam, giảm sưng bằng cách chườm nóng.
  • Trong thời gian bệnh không nên làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế đến chỗ đông người. Xúc miệng bằng nước muối sinh lý để vi khuẩn không có điều kiện phát triển.
  • Hiện nay, quai bị được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó điều trị theo phương pháp Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến bởi thuốc Đông y dược tính an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Nếu bạn đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM có thể đến Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn (địa chỉ: 1061B Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.Tân Bình, TPHCM) để được các bác sĩ tư vấn loại thuốc Đông y chữa bệnh quai bị phù hợp, hiệu quả nhanh chóng.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44