Mục lục nội dung
Bệnh sỏi thận là gì?
Bệnh sỏi thận là tình trạng lắng đọng, tích tụ của những hợp chất có trong nước tiểu, lâu ngày những cặn này kết tủa tạo thành sỏi cứng nằm trong thận. Trong thực tế những chất cặn này thường tìm thấy ở trong nước tiểu, nhưng với nồng độ thấp sẽ không gây ra bất cứ một vấn đề gì và chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài theo đường tiểu.
Khi sỏi thận hình thành, chúng có thể nằm lại ở trong thận hay đào thải ra môi trường ngoài qua việc đi xuống đường tiết niệu. Thực tế những viên sỏi nhỏ có thể thoát ra ngoài, nhưng những trường hợp ngược lại, khi chúng trôi ra ngoài thường bị mắc kẹt trong đường tiết niệu, gây tắc đường tiểu, đau đớn thậm chí chảy máu.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận hiện nay có thể kể đến như:
- Hàm lượng canxi, oxalat, và phốt-pho trong cơ thể bị tích tụ và đọng lại trong nước tiểu quá cao, vượt ngưỡng cho phép.
- Uống không đủ nước, uống nước không đều, khi thì quá nhiều, có lúc lại quá ít dẫn đến lắng đọng của một số chất tạo nên sỏi trong cơ thể.
- Người bệnh bị chấn thương, thường xuyên bị bí tiểu có thể dẫn đến sỏi thận.
- Đường tiểu của bạn có vấn đề, đi tiểu không thoát ra hết, lâu ngày dẫn đến tích tụ, lắng đọng các chất cặn bã tạo thành sỏi.
- Nhân viên văn phòng, người làm việc ngồi một chỗ quá lâu, ít hoạt động làm cho mật không bài tiết được cũng là nguyên nhân gây sỏi thận.
- Bên cạnh đó người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc điều trị bệnh cũng là nguyên nhân gây sỏi thận.
Triệu chứng của bệnh sỏi thận
- Đau: Khi bị bệnh sỏi thận, người bệnh thường có biểu hiện đau khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả qua hông, lưng. Một số trường hợp kèm theo buồn nôn và nôn. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội khi sỏi thận lớn, nằm ở vị trí bể thận.
- Tiểu ra máu: Đây là một trong những biến chứng thường gặp của sỏi thận, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ: Khi bị sỏi thận, sỏi sẽ gây tổn thường thành niệu quản, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và gây ra những trường hợp này. Hơn nữa, tình trạng này nếu để kéo dài có thể dẫn đến tiểu ra máu, ra sỏi.
- Sốt: Đi cùng với những triệu chứng khó chịu khi đi tiểu, tiểu tiện bất thường người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, tắc nghẽn đường tiểu, cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.
Đây là những biểu hiện điển hình của bệnh sỏi thận, mà khi phát hiện những dấu hiệu trên các bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra bệnh từ đó có định hướng điều trị bệnh sớm.
Cách điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả
Bệnh sỏi thận không phải là bệnh nan y, tuy nhiên khi mắc bệnh không thăm khám, điều trị kịp thời bệnh sẽ cảm trở đường tiểu, nhiễm khuẩn đường tiểu, suy giảm chức năng thận và dẫn đến biến chứng suy thận.
Hiện nay, bệnh sỏi thận có thể điều trị bằng nhiều phương pháp Đông y, Tây y, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm điểm riêng. Điều trị sỏi thận theo Tây y chủ yếu là phẫu thuật, tán ngoài cơ thể. Tuy nhiên hiệu quả không cao, bệnh có thể tái phát sau thời gian 1-2 năm và khá tốn kém chi phí.
Trong khi đó những bài thuốc Đông y, có thể chữa trị bệnh sỏi thận hiệu quả, chi phí thấp. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để kích thích tiểu tiết, sỏi sẽ bị làm mềm và cũng theo đó đi ra ngoài, phòng ngừa sỏi tái phát lại không gây tác dụng phụ.
Người bệnh sỏi thận có thể sử dụng một số cách điều trị bệnh tại nhà như:
- Dùng lá, búp của cây rây mèo sắc nước uống trị sỏi thận: Hoạt chất trong cỏ râu mèo có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó có thể phòng ngừa sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ngoài ra nước sắc râu mèo còn có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat từ đó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Dùng đu đủ xanh để chữa bệnh sỏi thận: Bạn lấy đi đủ xanh, cắt 2 phần đầu bỏ hột, rửa sạch đem đi chưng cách thủy để ăn. Khi ăn, ăn luôn cả phần vỏ, ăn cả khi no, trong vòng 7 đến 10 ngày bệnh sẽ giảm đi đáng kể.
- Dứa: Người bị bệnh sỏi thận có thế sử dụng sinh tố dứa để điều trị sỏi thận. Khi sỏi nhỏ sẽ giúp làm tan sỏi hiệu quả.
Với bệnh sỏi thận, tình trạng bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị tương ứng hiệu quả riêng. Vì vậy, khi mắc bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra từ đó có bài thuốc điều trị phù hợp.