Bệnh teo cơ tay và chân ở người lớn tuổi có nguy hiểm không?

Bệnh teo cơ tay và chân ở người lớn tuổi là gì?

Teo cơ tay và chân là một nhóm các bệnh gây ra tình trạng yếu cơ tăng dần và dần dần dẫn đến mất đi khối lượng cơ đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể.

Có nhiều loại teo cơ tay và chân khác nhau. Và hầu hết những trường hợp bị teo cơ có liên quan đến việc các gen đột biến gây ức chế quá trình tạo ra các protein cần thiết để nuôi dưỡng cơ khỏe mạnh. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng teo cơ tay và chân như thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng do chấn thương, bị tai biến mạch máu não, hoặc mắc các biến chứng do thoái hóa xương khớp…

Teo cơ tay và chân ở người lớn tuổi khiến người bệnh không thể đi lại

Các loại teo cơ tay và chân ở người lớn tuổi thường gặp

Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, bệnh teo cơ tay và chân ở người lớn tuổi được phân thành các dạng như:

Teo cơ Duchenne

Dạng này thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Đây cũng là dạng phổ biến nhất của chứng teo cơ tay và chân.

Các dấu hiệu thường xuất hiện bao gồm: Đi lại khó khăn, dễ bị ngã, loạng choạng, đau và cứng cơ, một bên tay hoặc chân bị yếu, teo nhỏ.

Teo cơ Becker

Biểu hiện của bệnh tương tự Duchenne, nhưng thường có xu hướng nhẹ hơn và thời gian tiến triển chậm hơn.

Có nhiều dạng teo cơ tay và chân ở người lớn tuổi

Teo cơ Steinert

Còn được gọi là nhược cơ. Đây là dạng thường gặp nhất của chứng teo cơ tay và chân khởi phát ở người lớn tuổi.

Teo cơ mặt, vai và cánh tay

Biểu hiện của bệnh thường bắt đầu ở mặt và vai. Bạn có thể thấy được xương vai nhô ra như cánh khi nâng cánh tay lên. Teo cơ dạng này thường khởi phát trễ nhất khi ở tuổi 40.

Teo cơ hông – chi

Các cơ ở hông và chân thường bị ảnh hưởng đầu tiên. Khi bị teo cơ hông và chi, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhấc chân lên khi đi lại dẫn đến vấp ngã thường xuyên.

Teo cơ hông - chi ở người lớn tuổi

Bệnh teo cơ tay và chân ở người lớn tuổi có nguy hiểm không?

Các bác sĩ cho biết, bệnh teo cơ tay và chân ở người lớn tuổi thường khiến cho các cơ của người bệnh bị yếu đi, vận động khó khăn và có thể dẫn đến liệt, cụ thể như:

Khó khăn khi đi lại: Nhiều người khi bị teo cơ tay và chân nhưng không điều trị sớm thường gặp nhiều khó khăn khi đi lại, thậm chí phải ngồi xe lăn suốt đời. Nguyên nhân là do teo cơ dẫn đến cơ hoặc gân xung quanh khớp bị co rút, làm hạn chế khả năng di chuyển.

Vẹo cột sống: Khi các cơ tay và chân bị yếu sẽ không thể giữ cho cột sống thẳng, làm tăng tình trạng thoái hóa xương khớp và vẹo cột sống.

Gặp vấn đề tim mạch: Cơ bị teo sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ tim, dễ gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thiếu máu lên não. Biến chứng xấu nhất có thể gặp là tử vong.

Teo cơ tay và chân ở người lớn tuổi cực kỳ nguy hiểm

Gặp các vấn đề về hô hấp: Các cơ bị suy yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng hít thở, khiến người bệnh bị khó thở và phải cần đến sự trợ giúp của thiết bị trợ giúp thở.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44