Khái niệm bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường, bị rối loạn chuyển hóa insulin. Insulin là một loại kích thích tố, hormone có tác dụng hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào. Vì vậy, khi thiếu insulin đường không thể chuyển tới các tế bào do đó phải thải qua đường nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường được phân chia ra làm 3 loại là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kì có thể tự khỏi sau khi sinh.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Với bệnh tiểu đường loại 1 nguyên nhân dẫn đến bệnh là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể. Insulin được tiết ra để vận chuyển glucose trong máu vào các tế bào, giúp tế bào có năng lượng hoạt động. Khi insulin bị thiếu hụt lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng.
Bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, đối tượng mắc phải nhiều nhất phải kể đến độ tuổi dưới 20. Các yếu tố chính gây tiểu đường loại 1 như:
- Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan rọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào, tuy nhiên biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau có thể gây ra bệnh tiểu đường.
- Gen được truyền từ bố mẹ cho con, vì vậy trong gia đình có bố, mẹ, ông bà đã từng bị đái tháo đường thì tế hệ sau khả năng mắc bệnh cao hơn so với người bình thường khác.
- Hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta và làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin dẫn đến mắc bệnh tiểu đường type 1.
- Môi trường, thực phẩm, độc tố, virus và các vi khuẩn: Đây cũng chính là các yếu tố phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý.
Bệnh tiểu đường type 2 phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Tiểu đường type 2 được xem là bệnh mãn tính thường gặp ở độ tuổi trên 40 và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường type 2 là do yếu tố di truyền và chế độ sinh hoạt.
Béo phì, lười vận động dẫn đến dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi cơ thể nạp quá nhiều dinh dưỡng nhưng không vận động để tiêu hao sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu, mất dần đi khả năng sản xuất insulin dẫn đến tiểu đường.
Với bệnh tiểu đường thai kì thường xảy ra trong quá trình mang thai và sẽ hết sau khi sinh con do trong thai kì lượng hormone tăng lên. Để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và thai nhi, trong thời gian thai kì thai phị cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe và đường huyết để có sự điều chỉnh, tập luyện phù hợp.
Triệu chứng, biểu hiện của bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường chỉ cần chú ý người bệnh có thể tự nhận biết mình có mắc bệnh hay không thông qua các triệu chứng, biểu hiện của bệnh như:
- Tiểu đêm: Khi mắc bệnh tiểu đường lượng đường glucozo trong cơ thể bạn sẽ cao hơn người bình thường. Vì vậy, để thải lượng glucozơ thoát khỏi máu do thận yếu, ban đêm bạn sẽ đi tiểu rất nhiều lần.
- Khát nước thường xuyên: Biểu hiện này thường gắn liền với triệu chứng tiểu đêm, bạn luôn thấy khát nước vì cơ thể cần bổ sung nước, đường. Do đó đòi hỏi người bệnh phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể điều chỉnh được lượng đường trong máu.
- Sụt cân nhân: Giảm cân nhanh, đột ngột do lượng đường trong máu cao, hocmon insulin không nhận được glucozơ vào tế bào để cung cấp năng lượng và protein trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn năng lượng thay thế. Lúc này thận cũng phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ đường thừa.
- Ăn nhiều nhưng cảm giác nhanh đói: Đây được xem là biểu hiện đặc trưng của tiểu đường type 2, khi lượng đường trong máu giảm xuống gây cảm giác đói cần thêm đường để tế bào hoạt động.
- Triệu chứng trên da: Vùng kín, cổ, nách,…khô và ngứa cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
- Vết thương lâu lành, dễ chảy máu: Khi bị tiểu đường mạch máu bị hư hỏng, vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương. Trong những trường hợp này nếu không kịp thời điều trĩ sẽ khá nguy hiểm.
- Mệt mỏi, khó chịu: Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh tiểu đường bởi khi mắc bệnh lượng đường trong máu tăng cao theo thời gian khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Giảm thị lực: Thị lực của người bị tiểu đường giảm xuống nguyên do lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy.
- Ngứa ran, tê: Lượng đường trong máu cao khiến các dây thần kinh bị hư hại gây nên triệu chứng tây, chân ngứa ngáy, tê, đau rát hoặc sưng lên.
- Ngoài ra triệu chứng, biểu hiện của bệnh tiểu đường còn có ngủ ngáy to, da đổi màu, khả năng nghe kém hơn trước, người thường xuyên bị choáng váng, hoa mắt, chóng mặt,…
Với bệnh tiểu đường để phòng ngừa bệnh hiệu quả, hỗ trợ chữa trị bệnh người bệnh cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước, kiểm soát cân nặng,…
Hiện nay, một số thảo dược tự nhiên quen thuộc với người Việt Nam, dược tính của chúng cũng đã được chứng minh, kiểm tra lâm sàng có thể điều trị khống chế bệnh tiểu đường ở người bệnh mà không gây tác dụng phụ.