Đối với các bệnh da liễu như á sừng, tổ đỉa, viêm da cơ địa, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì các biện pháp phòng tránh tại nhà và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công của quá trình điều trị, cũng như ngăn chặn cơ hội tái phát. Vậy người bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Mục lục nội dung
Bệnh tổ đỉa nên ăn gì?
Các bác sĩ Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn cho biết, ăn uống là vấn đề rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được nhiều bệnh tật. Đặc biệt là khi mắc bệnh tổ đỉa, người bệnh càng phải hết sức thận trọng khi lựa chọn thực phẩm phù tốt cho tình trạng bệnh tật của mình. Đối với bệnh tổ đỉa, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như sau:
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A
Những loại hoa quả có chứa nhiều Vitamin A như: Cà rốt, khoai lang, bí, đào, rau diếp cá, đu đủ, dưa đỏ, các loại rau có màu xanh thẫm… có tác dụng sản sinh ra lượng kháng thể Kympho chống lại các tác nhân gây bệnh tổ đỉa, giúp mau chóng làm lành vết thương do bệnh gây ra. Ngoài ra, vitamin A còn giúp cải thiện thị lực và cực kỳ tốt cho da.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Trong vitamin C có chứa chất kháng sinh Histamine tự nhiên giúp loại bỏ hiệu quả các cơn ngứa ngáy, khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra. Không những thế còn nhanh chóng làm lành vết thương mà không để lại sẹo. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ có tác dụng chống oxy hóa, tạo collagen giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng chống bệnh tái phát.
Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, chanh, mật ong, kiwi, ổi, dứa, dâu tây…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B
Người bệnh tổ đỉa nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B như bơ, chuối, cà chua, khoai lang, bí ngô và một số loại rau xanh. Chúng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, duy trì quá trình trao đổi chất, tăng khả năng phân chia và phát triển của các tế bào, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô bị tổn thương giúp làm lành các vết thương trên da do bệnh tổ đỉa gây ra nhanh hơn.
Các thực phẩm chứa nhiều kẽm
Kẽm là chất cực kỳ tốt, giúp nâng cao hiệu quả hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, chất kẽm còn giúp cơ thể phòng tránh được một số bệnh khác như xương khớp, giúp mắt sáng, cơ bắp rắn chắc, cải thiện sức khỏe não bộ, da dẻ mịn màng…
Đối với bệnh tổ đỉa, kẽm có tác dụng làm cho vùng da bị tổn thương hồi phục nhanh, không để lại sẹo. Một số loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như: thịt lợn, gạo nâu, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, nấm, súp lơ xanh, bột yến mạch…
Bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh tổ đỉa, bạn cũng nên tránh một số thực phẩm sau để không làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo khó tiêu
Bạn nên hạn một số loại thức ăn nhanh như bánh mỳ kẹp, khoai tây chiên, xúc xích, gà chiên hoặc đồ nướng, kẹo, bánh ngọt… Vì chính những món ăn này sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh bệnh rất cao bởi chúng chứa một hàm lượng chất béo, đường và mỡ lớn, không chỉ gây khó tiêu hoá mà còn khiến cho bệnh tổ đỉa tiến triển nhanh, nặng hơn…
Ăn đồ tanh, hải sản
Những thực phẩm này có chữa hàm lượng chất đạm rất cao, không thích hợp cho những người bị dị ứng mẩn ngứa, nhất là bệnh tổ đỉa.
Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, có đến hơn 50% người bị tổ đỉa rơi vào tình trạng nghiêm trọng hơn do ăn phải thức ăn nhiều chất tanh.
Thịt gà, da gà
Da gà có chứa một số chất không tốt cho những người bị dị ứng da, tổ đỉa, mề đay, á sừng… Đã có rất nhiều người bị tổ đỉa ăn phải thịt gà đã bị ngứa nặng hơn và làm cho người bệnh khó chịu hơn bình thường rất nhiều.
Thịt chó
Cũng giống như hải sản, thịt chó cũng chứa rất nhiều đạm, hơn nữa lại có tính nóng nên những người mắc bệnh tổ đỉa khi ăn thịt chó sẽ cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao, triệu chứng ngứa nhiều hơn.
Lưu ý: Trong thời gian điều trị bệnh tổ đỉa, khi bạn đã kết hợp với chế độ ăn uống nhưng bệnh vẫn không được cải thiện hãy nhanh chóng đến các bệnh viện có chuyên khoa da liễu để khám và được bác sĩ hướng dẫn điều trị theo cách phù hợp hơn.