Bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân dấu hiệu triệu chứng

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một căn bệnh về tâm lý rất phổ biến, ai cũng có thể mắc bệnh đặc biệt là ở những người gặp quá nhiều stress, trải qua cú sốc tinh thần và nhất là ở phụ nữ. Trầm cảm khiến người bệnh luôn cảm thấy buồn, mất hứng thú về mọi thứ xung qua. Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành động, đồng thời còn kéo theo những vấn đề nguy về thể chất và tinh thần. Nếu như tâm trạng xấu kéo dài sẽ gây rất nhiều điều tiêu cực đối với các mối quan hệ xung quanh bạn như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả công việc, nghiêm trọng hơn người mắc bệnh trầm cảm có thể tự tử hủy hoại bản thân.

Bệnh trầm càm thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Nguyên nhân mắc bệnh trầm cảm là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm, tuy nhiên các bác sĩ đã đưa ra một số nguyên nhân chính thường gây ra bệnh trầm cảm như:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người đã từng bị mắc bệnh trầm cảm thì tỷ lệ bạn bị bệnh trầm cảm sẽ cao hơn những người bình thường.
  • Các chất hóa học trong não: Theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường.
  • Stress: Khi bạn gặp quá nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc hay các mối quan hệ, mà những căng thẳng phiền muộn này cứ tích tụ lâu dần không được giải tỏa sẽ gây ra bệnh trầm cảm.
  • Bị sốc tinh thần: Có rất nhiều trường hợp người bị bệnh trầm cảm sau khi gặp phải những cú sốc tinh thần mà họ không thể chấp nhận được đã dẫn đến bệnh trầm cảm.
  • Phụ nữ sau khi sinh: Đây là đối tượng dễ bị mắc bệnh trầm cảm nhất vì những thay đổi trong cuộc sống, sức khỏe bị sụt giảm và không được chồng san sẻ…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Tùy theo mỗi người sẽ có những dấu hiệu triệu chứng của bệnh trầm cảm khác nhau, có những người sẽ ăn nhiều hơn nhưng có người lại mất cảm giác ngon miệng và bỏ ăn hoặc có người sẽ ngủ rất nhiều, trong khi một số người lại bị khó ngủ hoặc mất ngủ. Ngoài ra còn một số biểu hiện phổ biến thường xuất hiện ở người bệnh trầm cảm như:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Không thể tập trung vào bất cứ việc gì
  • Thường đờ đẫn
  • Luôn cảm thấy trống rỗng hoặc buồn mà không rõ nguyên nhân.
  • Dễ bị kích động, lo lắng, hoảng hốt, vô vọng, tội lỗi.
  • Mất hứng thú trong cuộc sống, công việc, các mối quan hệ và cả sinh hoạt tình dục.
  • Thường gặp những vấn đề về sức khỏe như đau đầu, đau bụng hoặc hệ tiêu hóa không ổn định.
  • Khi bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng người bệnh thường có những hành động dại dột thậm chí là tự tử.

Nếu bạn thấy rằng người thân của mình có một số những biểu hiện của bệnh trầm cảm kể trên hoặc có những bất thường về tâm lý cảm xúc kéo dài thường xuyên hãy ở bên cạnh động viên an ủi chia sẻ, giúp họ mở lòng giải bày tâm tư tình cảm để tâm trạng họ tốt hơn. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên khuyên họ đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt để bệnh sớm khỏi và trở lại với cuộc sống bình thường.

Tham khảo thêm:

  1. https://vov.vn/suc-khoe/nhung-nguyen-nhan-gay-benh-tram-cam-khong-phai-ai-cung-biet-968329.vov – Những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm không phải ai cũng biết
  2. https://www.psycom.net/depression.central.html – Depression Types, Causes, Symptoms, Statistics, & Treatment
  3. https://www.helpguide.org/articles/depression/depression-symptoms-and-warning-signs.htm – Depression Symptoms and Warning Signs
  4. https://hellobacsi.com/song-khoe/tam-ly/12-nguyen-nhan-tram-cam-it-ai-ngo-toi/ – 12 nguyên nhân trầm cảm ít ai ngờ tới
5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44