Bệnh vảy phấn hồng có lây không? Nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy phấn hồng chính xác

Bệnh vảy phấn hồng rất dễ nhầm lẫn với bệnh vảy nến, cho nên để điều trị hiệu quả cần phân biệt được bệnh thông qua những triệu chứng sau:

Khi bị bệnh, một số người cảm thấy không khỏe trong vài ngày trước khi có các dấu hiệu ban đầu như phát ban, đau đầu, sốt hay đau khớp. Sau đó trên da sẽ xuất hiện các đốm tổn thương, xuất hiện thành từng mảng màu hồng và có vảy phấn bao phủ trên bề mặt.

Các vảy phấn hồng này thường có hình bầu dục, có kích thước từ 0.5cm – 1.5cm, xuất hiện tập trung ở bụng, ngực, lưng hoặc cổ. Sau đó sẽ nhanh chóng lan rộng toàn bộ cơ thể. Bệnh ít khi xuất hiện trên mặt, da đầu hoặc bộ phận sinh dục.

Vảy phấn hồng thường xếp xuôi theo các xương sườn, từ vị trí bả vai xuống dưới thắt lưng tạo thành một hình tương tự “cây thông Noel”. Nếu bạn có những triệu chứng này thì 80% khả năng bạn đã bị vảy phấn hồng.

Bệnh vảy phấn hồng hình cây thông Noel

Phát ban vảy phấn hồng không gây đau đớn cho người bệnh nhưng đôi khi có thể gây ngứa ở một vài người.

Bệnh vảy phấn hồng có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người trưởng thành. Nam giới hay nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong năm, tuy nhiên những ghi chép cho thấy bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa Xuân và mùa Thu.

Bệnh vảy phấn hồng có lây không?

Các bác sĩ cho biết, bệnh vảy phấn hồng không phải là bệnh truyền nhiễm. Tức là không có khả năng lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hay các hình thức khác. Bệnh chỉ có khả năng lây lan trên các vùng da gần nhau của người bệnh.

Bởi vì nguy cơ gây hình thành bệnh vảy phấn hồng cho đến nay vẫn chưa được xác định là do nguyên nhân nào. Một số nhà khoa học cho rằng do virus nhưng khi xét nghiệm lại không thấy. Một số lại cho rằng bệnh chủ yếu gặp phải do yếu tố cơ địa.

Vậy nên, bạn không cần quá lo sợ bị lây nhiễm bệnh vảy phấn hồng từ người khác mà vẫn có thể an tâm chung sống bình thường với người bị bệnh. Đây là điều quan trọng mọi người nên nắm rõ để tránh kì thị, xa lánh người bệnh, dễ khiến họ bị tự ti, trầm cảm, thậm chí dẫn đến tự kỉ.

Bệnh vảy phấn hồng không lây như nhiều người vẫn lầm tưởng

Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?

Trả lời vấn đề này, các bác sĩ cho biết: Vảy phấn hồng là bệnh lành tính, đôi khi có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Song số trường hợp này khá ít, phần lớn vẫn cần điều trị để nhanh chóng giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.

Dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh vẫn có thể dẫn đến một vài biến chứng như sau:

Vẩy phấn hồng đôi khi có thể gây ngứa nhiều, làm người bệnh phải gãi dẫn đến trầy xước da. Đặc biệt, khi thân nhiệt người bệnh tăng cao cảm giác ngứa sẽ dữ dội hơn.

Các vảy phấn hồng sau khi được điều trị có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại dấu vết. Tuy nhiên, nếu da bệnh nhân sẫm màu thì tại các vị trí tổn thương có thể còn lưu lại những đốm màu nâu. Điều này có thể khiến người bệnh bị ảnh hưởng về tâm lý, thiếu tự tin, ngại tiếp xúc với người khác.

Mặc dù bệnh vảy phấn hồng không gây ra nhứng biến chứng quá nghiêm trọng, nhưng bạn cũng nên lưu ý điều trị vì đây là bệnh mãn tính, diễn biến dai dẳng và có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Điều trị vảy phấn hồng bằng Đông y mang lại hiêu quả cao

Bị bệnh vảy phấn hồng nên làm gì?

Bệnh vảy phấn hồng là một trong những dạng viêm da cấp tính, có thể sẽ lặn hết sau 8 – 9 tuần mà không cần điều trị. Nhưng nếu bạn muốn điều trị dứt điểm, ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn có thể sử dụng một số biện pháp điều trị bằng thuốc Tây y hoặc Đông y để cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh hơn.

Tuy nhiên, để điều trị chính xác và dứt điểm, tốt nhất là bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn cách điều trị phù hợp. Vì bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác nên cần được bác sĩ có chuyên môn, kiểm tra bằng máy móc hiện đại để xác định bệnh.

Bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà khi không có chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng lối sống khoa học giúp phòng ngừa bệnh tái phát. Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, tránh để côn trùng cắn, hạn chế gãi hay cạo vảy gây trầy xước da…

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44