Thời gian gân đây, tổng đài tư vấn trực tuyến của Y học Cổ truyền Sài Gòn nhận được rất nhiều thắc mắc của bạn đọc hỏi về bệnh viêm da tiết bã là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị như thế nào? Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của bạn đọc, các bác sĩ đã tổng hợp những thông tin cần thiết trong bài viết sau đây, bạn có thể tham khảo để chủ động có biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, để việc chẩn đoán chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao, bạn cần tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị.
Mục lục nội dung
Bệnh viêm da tiết bã là gì?
Trong Y học cổ truyền, bệnh viêm da tiết bã thuộc nhóm bệnh về viêm da cơ địa thường gây khô da và bong da dẫn đến hình thành vảy và sừng trên bề mặt da của người bệnh.
Bệnh viêm da tiết bã là bệnh khá phố biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc một số bệnh về thần kinh.
Bệnh viêm da tiết bã trong dân gian còn được gọi là bệnh cứt trâu, thường ảnh hưởng đến những vùng da hay tiết dầu như đầu, mặt, ngực và lưng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những nơi có da dày và khô như tay, chân…
Bệnh viêm da tiết bã không lây nhiễm, không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh mà chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, mất tự tin vì vẻ ngoài của mình. Viêm da tiết bã thường tồn tại khá lâu và có khả năng tái phát cao nên cần điều trị lâu dài.
Một số nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã
Theo bác sĩ Ngoan, nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da tiết bã cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo một vài nghiên cứu thí nghiệm đã phát hiện ra một số yếu tố nguy cơ có thể khiến cho bệnh phát triển như:
- Do nhiễm nấm Malassezia: Còn được gọi là nấm men – một loại nấm được phát triển trong quá trình tiết bã của da. Khi nấm Malassezia kết hợp cùng các vi khuẩn có hại trên da sẽ gây viêm da tiết bã và làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
- Do thay đổi thời tiết: Bệnh thường có xu hướng phát triển mạnh khi chuyển giao từ mùa Hè sang mùa Thu hoặc từ Thu sang Đông, lúc này thời tiết hanh khô khiến da khô, nứt nẻ và bong tróc rất dễ để bệnh phát triển
- Do các vấn đề về thần kinh: Các nghiên cứu cho thấy những người mắc các bệnh về thần kinh như Parkinson, động kinh… có khả năng bị bệnh viêm da tiết bã cao hơn người bình thường. Mệt mỏi, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã
- Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh và cách sinh hoạt: Những người lười vệ sinh cơ thể, lười tắm gội rất dễ bị viêm da tiết bã, nhất là khi bạn làm việc hoặc sinh sống trong môi trường không sạch sẽ.
Những triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã bạn cần chú ý
Bệnh viêm da tiết bã thường phát triển nhiều ở da đầu, số ít những người có da mặt nhờn cũng có thể bị bệnh. Để nhận biết bệnh viêm da tiết bã chúng ta dựa vào các triệu chứng điển hình như sau:
- Da đầu, da mặt, cổ hoặc ngực bị bong ra, hình thành lớp vảy màu trắng hoặc màu vàng.
- Vảy trắng còn có thể xuất hiện ở chân mày, phía sau tai, các nếp gấp trên da và hai bên cánh mũi.
- Phần da bị bệnh bị ửng đỏ, ngứa ngáy và da thường nhờn, nếu bị ở trên đầu các vảy thường bám vào chân tóc, gây rụng tóc.
- Ra mồ hôi càng nhiều thì triệu chứng ngứa càng nghiêm trọng. Nếu bệnh nặng có thể gây đau nhức, nhất là ở da đầu.
Cách chữa trị bệnh viêm da tiết bã
Bệnh viêm da tiết bã nếu được điều trị sớm ngay từ những triệu chứng ban đầu có khả năng đẩy lùi được bệnh, nếu để đến khi bệnh phát triển mạnh, lan rộng với các biến chứng nguy hiểm thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Ngoài ra, việc chữa trị bệnh viêm da tiết bã còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và vị trí phát triển của bệnh, chỉ khi xác định chính xác những yếu tố trên bác sĩ mới có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp với từng người bệnh, mang lại hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc uống trong chữa trị bệnh viêm da tiết bã
Thành phần: Bồ công anh; Kim ngân hoa; Tang bạch bì; Khổ sâm; Sinh địa; Kinh giới; Hoàng cầm; Hạ khô thảo.
Công dụng của bài thuốc:
Giúp tiêu viêm và giải độc, thanh nhiệt, mát gan, tăng cường công năng khử độc của gan và quá trình thải độc của thận, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Việc cơ thể có thể thải loại hết các độc tố sẽ giúp chữa trị dứt bệnh trong thời gian dài, hạn chế tái phát.
Bài thuốc bôi ngoài chữa trị bệnh viêm da tiết bã
Thành phần: Tinh chất ô liên rô; Chiết xuất từ cây sơn; Lá trầu không; Đạm trúc diệp; Nghệ.
Công dụng: Bài thuốc này sẽ giúp tiêu viêm, tiêu sừng, làm giảm lượng dầu tiết ra giúp thông thoáng lỗ chân lông và làm liền sẹo do bệnh gây ra.
Bài thuốc này còn giúp làm sạch da mặt và da đầu, giúp chúng thông thoáng hơn, lấy lại sinh khí cho da, đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh.
Bài thuốc ngâm rửa chữa trị bệnh viêm da tiết bã
Thành phần: Ô liên rô; Dược liệu trầu không; Dâu tằm; Mò trắng; Ích nhĩ tử.
Công dụng: Sát khuẩn vùng bị tổn thương, loại bỏ sạch lượng dầu trên bề mặt da và làm mềm vùng da vị viêm nhiễm, giúp thuốc có thể thẩm thấu vào sâu bên trong, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.
Những bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, bạn không nên tự áp dụng khi chưa xác định rõ nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh của mình. Để chữa trị bệnh viêm da tiết bã đạt hiệu quả cao, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn cách điều trị phù hợp.
Bệnh viêm da tiết bã nhờn có lây không?
Như trên có đề cập đến nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, một trong số đó là tính di truyền. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh viêm da tiết bã có tỉ lệ di truyền lên đến 40%. Nghĩa là khi cha hoặc mẹ mắc bệnh thì những đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Vì vậy, có thể nói viêm da tiết bã có thể lây và truyền từ cha mẹ sang con cái.
Tuy nhiên, nó chỉ có tính di truyền chứ không hề lây lan từ người bệnh sang người lành qua việc tiếp xúc, ăn uống hay ngủ chung. Vì vậy, mọi người có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bị bệnh. Chúng ta cũng cần có những lời động viên, đưa người bị bệnh đi khám và điều trị kịp thời chứ không nên xa lánh họ bởi đây là bệnh lành tính, không nguy hiểm.
Nhưng phải biết rằng, viêm da tiết bã có thể lây từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh nếu như không chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ. Bởi đây là bệnh do vi nấm gây ra nên nó có thể sinh sôi và lây lan sang các vùng khác. Vì vậy, cần biết cách vệ sinh, chăm sóc vùng da bị bệnh để tránh bệnh lây lan nghiêm trọng hơn.
Các phương pháp phòng chống bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do cơ địa hoặc di truyền hoặc cũng có thể do môi trường sống. Cho nên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh này nếu như lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, thay quần áo thường xuyên để bụi bẩn, mồ hôi không bám lại trên cơ thể.
- Không nên sử dụng các sản phẩm tắm giặt có chất tẩy rửa mạnh khiến da bị ảnh hưởng và hình thành bệnh.
- Nếu tiếp xúc hóa chất cần phải có dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn.
- Trong những ngày hè nóng bức nên tắm rửa thường xuyên, không thể mồ hôi ướt đẫm cơ thể. Trong mùa đông thì nên dưỡng ẩm cho da, tránh tình trạng bong tróc sẽ rất dễ bị bệnh.
- Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị nhanh chóng.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống, bôi vì sẽ làm bệnh ngày càng nặng thêm.
Khi mọi người ghi nhớ và tuân thủ những điều trên sẽ giúp phòng chống cũng như hạn chế căn bệnh viêm da tiết bã tốt hơn.
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seborrheic-dermatitis/symptoms-causes/syc-20352710 – Seborrheic dermatitis – Symptoms and causes – Mayo Clinic
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/319113.php – Natural remedies for seborrheic dermatitis
- https://beacon.by/viem-da-tiet-ba/bai-thuoc-dong-y-tri-viem-da-tiet-ba-nhon-tan-goc – Thuốc Đông Y chữa trị viêm da tiết bã nhờn triệt để