Bệnh vô sinh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây ra bệnh vô sinh hiếm muộn

Nam giới

Do số lượng tinh dịch ít, không có tinh dịch, tinh trùng yếu, tinh trùng bị chết, không thấy tinh trùng trong tinh dịch… là những nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh ở nam giới.

Những bệnh trực tiếp dẫn đến tình trạng này bao gồm: Xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm tắc ống dẫn tinh, hẹp ống dẫn tinh…

Bệnh vô sinh có liên quan đến những bất thường ở cơ quan sinh sản

Nữ giới

Rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, trứng không thể rụng… do các bệnh viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm phần phụ, viêm vùng chậu… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh vô sinh ở nữ giới.

Một số trường hợp chị em bị vô sinh do từng nạo phá thai nhiều lần, nạo phá thai không an toàn, dùng nhiều thuốc tránh thai…

Nguyên nhân chung

  • Do thói quen hay uống các loại đồ uống có cồn, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Do chế độ ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng, chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý.
  • Phải chịu nhiều áp lực, bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài…
  • Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ và các chất hóa học.

Vô sinh ở nữ giới do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Bệnh vô sinh có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc không biết bệnh vô sinh có nguy hiểm không? Các bác sĩ xin được trả lời như sau: Như tên gọi, bệnh vô sinh rất nguy hiểm vì khiến người bệnh không thể có con, không duy trì được nòi giống.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác như:

  • Khiến người bệnh cảm thấy chán nản, tự ti, buồn phiền vì mãi không thể có con.
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm do áp lực từ việc không thể sinh con, áp lực từ gia đình, xã hội.
  • Là một trong những nguyên nhân lớn gây tan vỡ hạnh phúc gia đình.
  • Thậm chí, nhiều người còn tự tử vì không chịu được áp lực từ chuyện này.

Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu của bệnh vô sinh – hiếm muộn, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bệnh vô sinh không chỉ làm tan vỡ hạnh phúc gia đinh mà còn cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Bệnh vô sinh có chữa được không ?

Với câu hỏi này, các bác sĩ cho rằng bệnh vô sinh có thể chữa được. Nhưng điều quan trọng là cần phải xác định được nguyên nhân gây vô sinh, cũng như tình trạng bệnh như thế nào. Vì vậy, người bệnh cần đến các bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết.

Hiện nay có một số phương pháp chữa vô sinh đang được áp dụng là:

  • Chữa vô sinh bằng thuốc: Đây à biện pháp đơn giản, tiết kiệm vì người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Thuốc có tác dụng loại bỏ những dấu hiệu viêm nhiễm, khôi phục chức năng sinh sản, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng.
  • Phẫu thuật chữa vô sinh: Phương pháp này được dùng trong các trường hợp bị vô sinh do các bệnh lý về ống dẫn tinh, ống dẫn trứng, mào tinh, tinh hoàn, buồng trứng, cổ tử cung…
  • Chữa vô sinh bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản: Bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng vào bào tương noãn, thụ tinh nhân tạo.

Bệnh vô sinh có thể chữa được - tuy nhiên cần lựa chọn đúng phương pháp

Chữa vô sinh hiếm muộn bằng Đông y

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh vô sinh hiệu quả cho cả nam và nữ như:

  • Bài 1: Dâm Dương Hoắc, Ba Kích, Đỗ Trọng, Đại Táo, Cam Thảo, Nhung Thục Dung, Sa Sâm, Câu Kỷ Tử, Đương Quy. Đem thuốc đi thái nhỏ, phơi khô, rồi cho vào ngâm với rượu. Uống trong vòng 1 tuần sẽ giúp cải thiện chức năng sinh lý.
  • Bài 2: Cam Thảo Nam, Sâm Bổ Chính, Tục Đoạn, Âm Cau, Ngũ Gia Bì, Râu Cổ, Kỳ Tử, Ngưu Tất, Thạch Hộc, Hoài Sơn, Cáp Giới. Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô rồi dùng để sắc lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc này tốt cho những người có những dấu hiệu chân tay lạnh, xuất tinh sớm, liệt dương, hay đau lưng mỏi gối, người suy nhược, lạnh bụng….
  • Bài 3: Ba Kích, Quế, Hà Thủ Ô, Sâm Bổ Chính, Sơn Thù, Đỗ Trọng, Cẩu Tích, Cam Thảo, Tơ Hồng Xanh, Thục Địa, Mẫu Lệ, Phá Cổ Chỉ, Ngũ Gia Bì, Sinh Khương, Phụ Tử, Hoài Sơn. Đem thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
  • Bài 4: Bạch Phục Linh, Đại Táo, Đan Bì, Thục Địa, Trạch Tả, Cỏ Mực, Hạch Hộc, Sơn Thủ, Hoài Sơn, Khiêm Thực, Lạc Tiên, Phục Thần, Hoàng Liên, Chi Tử, Hắc Táo Nhân. Mỗi ngày sắc 1 thang dùng để uống.
  • Bài 5: Thành phần gồm Thục Địa, Đơn Bì, Hoài Sơn, Sơn Thù, Trạch Tả, Bạch Linh. Đem thuốc sấy khô, sau đó tán nhỏ, Thục Địa mang đi nấu cao. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44