Những rắc rối xung quanh giấc ngủ luôn là một trong những vấn đề khiến người bệnh phải đau đầu để tìm cách giải quyết. Giấc ngủ đóng vai trò hết sức quan trọng là khoảng thời gian giúp thư giãn cơ bắp, tâm lý sau 1 ngày vận động làm việc căng thẳng. Khi bị mất ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe, liệu bị mất ngủ có gây trầm cảm không?
Bị mất ngủ có gây trầm cảm không?
Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – Trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, nguyên giảng viên bộ môn YHCT Đại học Y Dược TP.HCM: Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo chu kì của cơ thể, trung bình người trưởng thành cần khoảng 6 đến 7 giờ trong ngày để ngủ.
Khi bị mất ngủ, người bệnh sẽ có biểu hiện như: khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, ngủ chập chờn, thức dậy sớm, tỉnh giấc lúc nữa đêm.
Khi ngủ hệ vận động trong cơ thể được nghỉ ngơi ở mức tương đối, cơ bắp, tâm lý thư giãn sau 1 ngày vận động làm việc căng thẳng.
Khi bị mất ngủ các cơ và hệ thần kinh sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi do không được nghỉ ngơi vì phải liên tục hoạt động để điều phối cơ thể. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường,…dẫn đến chứng mất ngủ kinh niên.
Khi mất ngủ não bộ sẽ có những phản ứng tiêu cực gây ra tình trạng hoảng loạn, lo lắng, mất bình tĩnh, trí nhớ giảm sút, tư tưởng bị phân tán, dễ cáu gắt,…nếu để lâu có thể nảy sinh vấn đề với sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ.
Mất ngủ có 2 dạng mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát. Mất ngủ thứ phát nguyên nhân do mắc bệnh nội khoa, bệnh thần kinh hay bệnh tâm thần, và thường đi kèm với rối loạn khí sắc. Mất ngủ thứ phát khá phổ biến hiện nay, nguyên nhân gây mất ngủ thứ phát có thể do rối loạn, tác dụng phụ của thuốc, triệu chứng bệnh nào đó.
Người bệnh cần lưu ý khi bị mất ngủ
Hiện nay, nhiều người khi bị mất ngủ thường lựa chọn thuốc an thần để dễ ngủ. Khi dùng thuốc an thần, thuốc hỗ trợ dễ ngủ người bệnh cần phải lưu ý thuốc này nếu lạm dụng sẽ khiến người bệnh phụ thuộc thuốc về sau, thuốc dùng lâu có thể gây độc cho gan, lú lẫn, lãnh cảm mà hậu quả sau cùng là trầm cảm.
Thay vào đó để điều trị mất ngủ các bạn có thể sử dụng những sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, vừa không gây tác dụng phụ lại có hiệu quả trong việc chữa bệnh mất ngủ.
Để dễ ngủ người bệnh cần tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, giữ cho mình tinh thần thoải mái khi đi ngủ. Không sử dụng các chất kích thích như chè đặc, cà phê, các loại đồ uống có ga trước khi đi ngủ. Trước khi ngủ không nên ăn quá no sẽ gây khó tiêu, đầy bụng làm khó ngủ và gián đoạn giấc ngủ.
Khi đi ngủ nếu thấy khó ngủ bạn nên uống một ly sữa ấm, ăn một quả chuối là giải pháp rất tốt. Hơn nữa, trong thực đơn ăn uống hàng ngày chúng ta cần chú ý bổ sung và cân bằng dưỡng chất cho cơ thể. Thường xuyên ăn rau nhút, hạt sen, rau mồng tơi, rau muống, hạnh nhân, trái cây tươi,…để tạo giấc ngủ ngon.
Hiện nay, thuốc Đông y là một trong những giải pháp điều trị mất ngủ hiệu quả, được nhiều người bệnh lựa chọn. Theo Đông y, mất ngủ do tình trí không ổn định, suy nghĩ, căng thẳng lo lắng quá nhiều khiến các tạng tâm, can, tỳ, thận dần dần bị tổn thương mất ngủ mãn tính. Giải quyết nguyên nhân sâu xa của tâm bệnh để giảm bớt tổn thương của các tạng là cách giải quyết tận gốc theo nguyên lý Đông y.
Những bài thuốc Đông y trị bệnh mất ngủ được lưu truyền qua nhiều thế hệ, sử dụng nguồn dược liệu là các các thảo dược tự nhiên đều có tác dụng tốt giúp an thần, chữa suy nhược cơ thể và tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên rất tốt nên các bạn có thể áp dụng.
Để điều trị mất ngủ theo Đông y đạt kết quả tốt, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế khám và chữa bệnh uy tín, có đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao, áp dụng các phương pháp chữa bệnh hiện đại.