Các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ

cac-bai-thuoc-ngam-ruou-thap-toan-dai-bo

Các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ hay còn được gọi là thập toàn đại bổ thang là một trong số những bài thuốc cổ truyền nổi tiếng của Y học Trung Hoa, được đưa vào Dược điển của Trung Quốc và Việt Nam. Các bài thuốc thập toàn đại bổ là sự kết hợp giữa hơn 30 loại thảo dược có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, bổ huyết và là phương thuốc hỗ trợ rất tốt cho những bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, yếu sinh lý, ăn uống kém ngon, phụ nữ sau khi sinh… Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ này nhé!

Các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ

Các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ đặc biệt hội tụ nhiều vị thuốc Đông y quý có tác dụng bồi bổ, phòng và điều trị bách bệnh rất tốt. Đây là sự kết hợp tinh tế giữa các thành phần dược liệu từ thực vật và động vật giúp phục hồi, điều hòa và tăng cường chức năng của ngũ tạng (tỳ, tâm, can, phế, thận), tăng cường thể lực, chống lão hóa, tăng sức đề kháng.

Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Công dụng của các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ

Các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe… thường được dùng trong các trường hợp như:

  • Thể lực bị suy yếu sau khi ốm dậy, ǎn uống không ngon miệng, người mệt mỏi rã rời, đổ mồ hôi trộm, lạnh chân tay, thiếu máu.
  • Bổ thận tráng dương, tốt cho những nam giới bị xuất tinh sớm,rối loạn cương  dương, suy giảm ham muốn tình dục. Giúp tăng cường sinh lực và sức khỏe sinh lý nam.
  • Cường cân kiện cốt, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp do phong thấp, gai cột sống, thoái hóa cột sống và đau thần kinh tọa.
  • Kiện tỳ, dưỡng tâm an thần, bổ khí huyết, tằng kích thích tiêu hoá, tăng cường trí nhớ, dễ ngủ, đối với phụ nữ có tác dụng làm hồng da đen tóc.

Lưu ý: Tác dụng của các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ này đạt hiệu quả như thế nào còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Và với những tình trạng khác khau, các thầy thuốc cũng sẽ hướng dẫn cách gia giảm liều lượng thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Cách dùng các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ

  • Các vị thuốc có trong thang thập toàn đại bổ thường đã được phân chia một cách cụ thể, trung bình mỗi thang khoảng 1200g. Với mỗi thang có thể ngâm với 10-12 lít rượu trắng 40 – 50 độ để bảo quản được lâu.
  • Thuốc ngâm với rượu sau 30 ngày trở đi là có thể dùng được.
  • Có thể ngâm thêm với nhung hươu, nhân sâm tươi, cá ngựa và tắc kè.
  • Nam nữ đều có thể dùng được.
  • Nếu cảm thấy rượu quá đặc, có thể pha loãng ra cùng với rượu tương đương độ cho dễ uống.
  • Uống đến khi rượu rút xuống ngang bằng với mực thuốc trong bình, quý vị có thể chắt hết rượu ra để ngâm lần 2 với khoảng 8 – 10 lít rượu.
  • Người không uống được rượu cũng có thể sử dụng bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ này bằng cách rót rượu vào một bát nhỏ, chưng cách thủy khoảng 15 phút cho bay hết hơi rượu rồi đem ra uống.

Liều dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống khoảng 20-30ml rượu thuốc. Uống trong vòng 6-8 tháng.

Lưu ý: Đối với phụ nữ có thai, người huyết áp cao chưa điều trị ổn định, trẻ em, người mẫn cảm với rượu không nên dùng.

Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Thành phần dược liệu các bài thuốc ngâm rượu

Các dược liệu có trong các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ luôn được các thầy thuốc chọn lọc kỹ lưỡng, được rửa sạch để loại bỏ tạp chất, sau đó phơi hoặc sấy khô, bào chế theo phương pháp gia truyền để làm tăng hiệu quả của thuốc.

Thành phần bài thuốc gồm:

  • Hải mã: Công dụng bổ thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, rất hiệu quả trong điều trị suy giảm sinh lý của nam và nữ như liệt dương, xuất tinh sớm, lãnh cảm, khô âm đạo, tinh trùng yếu, tử cung lạnh chậm có con, suy nhược cơ thể, thoái hóa xương khớp, hen suyễn…
  • Tây Dương sâm: Có công dụng bổ khí, thanh hư nhiệt, sinh tân dịch, dưỡng âm, trừ phiền khát.
  • Đông trùng hạ thảo: Tác dụng bổ phế thận, tăng cường sinh lực, tráng dương, sinh tinh, tăng trí nhớ.
  • Củ Maca: Công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, nâng cao khả năng sinh lý cho cả nam và nữ giới, chống lại mệt mỏi, căng thẳng và stress, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng.
  • Lộc nhung: Công dụng tráng thận dương, sinh tinh, ích tinh huyết, cường cân cốt.
  • Ba kích thiên: Công dụng bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp.
  • Nhục thung dung: Công dụng trợ thận, ích tinh, tráng dương, nhuận tràng.
  • Bạch chỉ: Công dụng giải biểu tán phong, chỉ thống, táo thấp.
  • Bạch truật: Công dụng bổ khí kiện tỳ, táo thấp lợi thủy, cầm mồ hôi, an thần.
  • Cam thảo: Công dụng ích khí bổ trung, thanh nhiệt giải độc, khứ đàm chỉ khái, điều hòa thuốc.
  • Cốt toái bổ: Công dụng hoạt huyết tục cân, bổ thận cường cốt.
  • Đại hồi: Công dụng ôn dương, tán hàn, lý khí.
  • Dâm dương hoắc: Công dụng ôn thận tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp.
  • Đan sâm: Công dụng hoạt huyết, lương huyết, an thần.
  • Đỗ trọng: Công dụng bổ gan thận, cường cân cốt
  • Đương quy: Công dụng bổ huyết điều kinh, hoạt huyết chỉ thống, nhuận trường thông tiện
  • Hà thủ ô: Công dụng Bổ ích tinh huyết, cố thận, đen lông tóc.
  • Phục linh: Công dụng Kiện tỳ an thần, lợi niệu thấm thấp.
  • Hoàng kỳ: Công dụng bổ khí thăng dương, ích vệ cố biểu.
  • Kê huyết đằng: Công dụng hành huyết bổ huyết, thư cân hoạt lạc.
  • Kim anh tử: Công dụng cố tinh sáp niệu, sáp trường chỉ tả.
  • Kỷ tử: Công dụng bổ gan thận, sáng mắt.
  • Ngũ gia bì: Công dụng khứ phong thấp, cường cân cốt.
  • Ngưu tất: Công dụng hoạt huyết thông kinh, cường cân cốt, bổ gan thận, lợi niệu thông lâm.
  • Đại táo: Công dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, hòa hoãn tính dược.
  • Thỏ ty tử: Công dụng bổ thận cố tinh, dưỡng gan sáng mắt.
  • Thục địa: Công dụng bổ huyết tư âm, ích tinh.
  • Tỏa dương: Công dụng bổ thận dương, ích thận tinh, nhuận tràng thông tiện.
  • Toan táo nhân: Công dụng dưỡng tâm ích gan, an thần, liễm hãn.
  • Bạch thược: Công dụng dưỡng huyết, điều kinh, bình can chỉ thống, liễm âm chỉ hàn.
  • Xuyên khung: Công dụng hoạt huyết hành khí, khứ phong chỉ thống.
  • Mạch môn: Công dụng dưỡng âm, nhuận phế thanh hỏa

Trên đây là một số thông tin về các bài thuốc ngâm rượu thập toàn đại bổ do bác sĩ CKI Nguyễn Thùy Ngoan cung cấp.

5/5 - (2 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44