Cách chữa bệnh khô khớp háng, vai, cổ tay, gối nhanh nhất

Khô khớp háng, vai, cổ tay, gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp do tình trạng dịch tiết ra tại các khớp này bị suy giảm, kèm theo đó là sự thoái hóa khớp. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đi lại của người bệnh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bác sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn sẽ giải đáp một số thông tin về bệnh và cách chữa bệnh khô khớp háng, vai, cổ tay, gối nhanh nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Bệnh khô khớp háng, vai, cổ tay, gối là gì?

Khô khớp khô khớp háng, vai, cổ tay, gối là một trong những dạng phổ biến của bệnh thoái hóa xương khớp. Khi các khớp này bị khô, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lục cục, lạo xạo trong xương khi di chuyển, nhất là vận động mạnh. Ngoài ra còn kèm theo các biểu hiện khác như sưng tấy đỏ, đau, nhức khớp khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi.

Những đối tượng thường bị khô khớp háng, vai, cổ tay, gối chủ yếu là người cao tuổi từ 55 trở lên. Tuy nhiên bệnh đang có chiều hướng trẻ hóa khi những người sau 40 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh do thiếu vitamin, canxi và các khoáng chất cần thiết khác. Những người thừa cân béo phì, thường xuyên sử dụng rượu bia và cách chất kích thích cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Khô khớp háng, vai, cổ tay, gối là một trong những dạng của thoái hóa xương khớp

Những nguyên nhân gây khô khớp háng, vai, cổ tay, gối thường gặp

Khô khớp háng, vai, cổ tay, gối do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có 3 nguyên nhân chính được xác định gây khô khớp đó là:

Tổn thương về sụn khớp

Khi sụn khớp bị sứt mẻ, bào mòn do chấn thương trong quá trình, lao động, luyện tập… sẽ khiến cho phần vỏ nhẵn bóng của sụn trở nên xù xì. Nếu để lâu không được chữa trị thì chỉ cần đi đứng, vận động sẽ cảm thấy đau đớn, các khớp phát ra tiếng kêu.

Do bệnh thoái hóa xương khớp

Thoái hóa xương khớp là bệnh khó tránh khỏi khi tuổi đã cao. Theo thời gian, xương khớp đã bị bào mòn dần, quá trình tổng hợp chất hay sản xuất dịch sụn chậm dần, tại các đầu xương bắt đầu xuất hiện gai xương… dẫn đến đau nhức khi di chuyển, các đầu xương cọ xát với nhau tạo ra tiếng kêu.

Nguyên nhân dẫn đến khô khớp háng, vai, cổ tay, gối có thể do tuổi già

Do các nguyên nhân khác

Khi bạn lao động nặng nhọc sẽ gây ảnh hưởng đến các khớp háng, vai, cổ tay, gối do phải di chuyển thường xuyên, các khớp phải làm việc với cường độ cao dễ dẫn đến những chấn thương và dễ bị khô dịch khớp hơn.

Chế độ dinh dưỡng kém. Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Do không đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể khiến các cơ quan sản sinh dịch sụn không thể hoạt động hết năng suất, các khớp không nhận đủ dinh dưỡng dẫn đến suy yếu và tổn thương. Thường gặp nhất là tình trạng loãng xương và khô khớp.

Cách chữa bệnh khô khớp háng, vai, cổ tay, gối nhanh nhất là gì?

Cách chữa bệnh khô khớp háng, vai, cổ tay, gối nhanh nhất

Không giống như các bệnh thông thường, bệnh khô khớp háng, vai, cổ tay, gối trước khi chữa trị cần phải tiến hành khám, chụp X-quang, chụp MRI và tiến hành các xét nghiệm có liên quan để xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Bởi triệu chứng của bệnh khô khớp này khá giống các bệnh về xương khớp khác, nên nếu chỉ căn cứ vào biểu hiện của người bệnh rất dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm. Điều này sẽ dẫn đến điều trị sai thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây lãng phí cho người bệnh.

Một số bài thuốc chữa khô khớp háng, vai, cổ tay, gối hiệu quả

Bài thuốc 1: Lấy 12g Độc hoạt, sinh địa, đỗ trọng(Bắc), đương quy, ngưu tất (Bắc), đảng sâm; 4g tế tân, cam thảo(Bắc), quế chi; 10g phòng phong, phục linh, bạch thược; tang ký sinh 16g; 8g tần giao 8g, xuyên khung.

Bài thuốc 2 : Lấy 10g Lá lốt, thiên niên kiện; 12g hà thủ ô, trinh nữ, sinh địa; 16g cỏ xước, thổ phục linh; 8g quế chi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh khô khớp háng, vai, cổ tay, gối nhanh nhất không dùng thuốc như:

Châm cứu: Tiến hành châm các huyệt độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền… Châm tả (kích thích xung điện), hoặc cứu tả. Hoặc châm bổ các huyệt can du, dương lăng tuyền, thận du, huyết hải… để bổ khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương.

Thủy châm: Các huyệt thận du, can du, huyết hải…

Điện phân: Có tác dụng giảm đau tốt và tăng nuôi dưỡng khớp, tránh teo cơ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh khô khớp và cách chữa bệnh khô khớp háng, vai, cổ tay, gối nhanh nhất mà mọi người không thể bỏ qua.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44