Hết khó chịu nhờ 4 bài thuốc Nam chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Viêm mũi dị ứng nếu trở thành mãn tính sẽ rất phiền phức và người bệnh phải sống chung với căn bệnh này. Dưới đây là những bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả trong dân gian mà người bệnh có thể tham khảo.

Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng

Như đã nói ở trên, điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y hiệu quả và lành tính hơn nhiều, vì vậy rất nhiều bệnh nhân đã tìm kiếm các bài thuốc nam chữa bệnh. Có một số bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả trong dân gian như:

Hết khó chịu nhờ 4 bài thuốc Nam chữa viêm mũi dị ứng 1

Bài 1

Nguyên liệu:

  • 1 con chim bồ câu
  • 60g hoàng kỳ
  • 9g tân di
  • 9g bạch truật
  • 12g đại táo
  • Gừng tươi và gia vị

Cách nấu:

  • Chim bồ câu làm sạch rồi cắt thành miếng.
  • Cho tân di vào trong túi vải, đại táo sẽ lọc bỏ phần hạt.
  • Rửa sạch các vị thuốc còn lại và thái phiến.
  • Cho tất cả các vị thuốc vào nồi và hầm khoảng 60 phút, nêm nếm gia vị và sử dụng trong ngày.

Bài 2

15g rau thơm các loại, 60g gạo tẻ, 60g tỏi tươi và 90g thịt bò. Vo gạo và nấu mềm thành cháo rồi cho thịt bò, tỏi vào đun sôi lại, sau đó cho rau thơm gia vị vừa ăn và dùng nóng. Bài thuốc này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp giảm xuất tiết của mũi, giúp mũi thông hơn và bồi bổ thêm cho cơ thể.

Hết khó chịu nhờ 4 bài thuốc Nam chữa viêm mũi dị ứng 2

Bài 3

Dùng 2 cái đầu đó, 12g tân di, tế tân 3g, 12g bạch chỉ và 15g gừng tươi. Làm sạch đầu cá rồi cho vào trong nồi nấu, cho tất cả các vị thuốc kể trên vào riêng tân di sẽ cho vào trong túi vải. Nấu trong khoảng 2 tiếng cho ra thuốc và sau đó nêm nếm gia vị và dùng nóng.

Bài 4

Tỏi ép để lấy nước cốt, 1 ít mật ong rồi pha với tỷ lệ 1: 2, sử dụng bông gòn thấm vào hỗn hợp rồi nhét vào mũi. Chú ý, không nên thấm bông quá ướt và mỗi ngày áp dụng khoảng 3 lần sẽ giúp thông mũi và giảm dần các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Tất cả các bài thuốc nam kể trên đều có tác dụng tốt với người bị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên sử dụng bài thuốc nào cho phù hợp nhất là điều rất quan trọng để mang lại hiệu quả cao. Để đảm bảo điều này người bệnh tốt nhất nên đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thăm khám và sử dụng thuốc phù hợp nhất.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên Allicin có công dụng tiêu diệt virus – vi khuẩn gây bệnh rất hiệu quả. Hơn nữa tinh dầu tỏi chứa nhiều glucogen, fitonxit, aliin giúp sát trùng, chống viêm nhiễm nên ứng dụng rất hiệu quả vào điều trị căn bệnh này.

Bạn có thể ép tỏi lấy nước pha với 1 chút mật ong theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong rồi dùng bông gòn chấm một ít để nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần. Lưu ý là không nên chấm quá nhiều dung dịch vì dễ gây phản ứng phụ.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi: Lấy tỏi đã bóc vỏ thái nhỏ hoặc giã nát cho vào chai ngâm với rượu trắng. Để chỗ thoáng mát trong 10 ngày đến khi rượu chuyển từ màu trắng sang màu nghệ là có thể sử dụng. Uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối với liều lượng khoảng 1 muỗm cafe.

dùng rượu tỏi có thể chữa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn, cỏ hôi) là vị thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả và an toàn rất phổ biến trong dân gian. Trong thành phần của hoa ngũ sắc có chứa lượng lớn tinh dầu Cadinen, demetoxygeratocromen, caryophyllen, geratocromen và các chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng, chống phù nề rất tốt nên có thể sử dụng để điều trị căn bệnh khó chịu này.

Bạn có thể lấy khoảng 100gr cây hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch giã lấy nước cốt. lấy bông gòn thấm với nước cốt hoa ngũ sắc nhét vào trong mũi khoảng 15 – 20 phút rồi rút ra sẽ giúp làm sạch và thông thoáng mũi rất tốt.

Lưu ý là vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi thực hiện.

hoa ngũ sắc giúp điều trị viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa (thương nhĩ tử, thương nhĩ, xương nhĩ hoặc phắc ma) là một trong những vị thuốc dùng trong đông y có tác dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng cho hiệu quả rất cao. Vị thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho, chống dị ứng, giảm đau…

Cách dùng: Bạn lấy quả ké đầu ngựa rửa sạch, để ráo nước, sau đó sao tới khi ngả màu xám thì đem tán thành bột mịn. Lấy bột này pha với nước uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4g. Uống liên tục trong khoảng 2-3 tuần sẽ có hiệu quả.

Nếu triệu chứng bệnh vẫn còn, nghỉ vài ngày sau đó tiếp tục sử dụng thêm 1 – 2 liệu trình nữa sẽ có tác dụng.

Bài thuốc sắc chữa viêm mũi dị ứng

  • Bài 1: Lấy kim ngân hoa 20g, bèo cái tía 30g, ké đầu ngựa 10g sắc với 300ml nước đến khi còn ½ lượng nước thì nhấc ra, chia một ngày uống 2 lần.
  • Bài 2: Tân di 60g, bạch chỉ 6g, ké đầu ngựa 12g, hành 90g. Đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, lô cam thạch, băng phiến. Dùng chấm bột thuốc vào trong khoang mũi mỗi buổi trưa và tối trước khi ngủ sẽ có hiệu quả. Lưu ý nên rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% trước khi chấm thuốc.
  • Bài 3: Tân di 15g nấu với 2 bát nước đến khi còn 1 bát, trứng gà 2 quả luộc chín bỏ vỏ rồi lấy que nhọn chích 10 lỗ xung quanh. Đem trứng nấu chung với nước sắc tân di sau đó uống nước ăn trứng.
Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44