Cách chữa trị bệnh nổi mề đay tại nhà

Nổi mề đay là một bệnh ngoài da mãn tính kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát. Bệnh không chỉ gây ra những phiền phức đối với sinh hoạt hàng ngày, bởi tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh còn có thể gây sốc phản vệ thậm chí là tử vong nếu không được điều trị tận gốc. Dưới đây là những cách chữa trị nổi mề đay tại nhà theo phương pháp dân gian có thể giúp người bệnh giúp cắt các cơn ngứa cảm thấy dễ chịu hơn, an toàn và tiết kiệm.

Bệnh lý nổi mề đay

Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ở ngoài da, là một phản ứng cấp hoặc mãn tính của mao mạch do dị ứng phù ở da hoặc niêm mạc.

Bệnh mề đay mẫn ngứa có thể xuất phát từ bên trong cơ thể hoặc từ các tác nhân bên ngoài môi trường, thực phầm, dị ứng tiếp xúc với mỹ phẩm, khói bụi, phấn hoa, côn trùng, thời tiết,…

Khi bị nổi mề đay người bệnh rất dễ nhận biết thông qua biểu hiện: Vùng da nổi gồ lên từng mảng có nhiều hình dạng khác nhau, gây ngứa, càng gãi càng ngứa và càng nổi thêm sẩn mới. Các nốt sẩn này nổi đột ngột thành đám và dần dần nhẹ đi rồi lặn.

Cách chữa trị bệnh nổi mề đay tại nhà 1

Theo Đông y, mề đay gọi là “Tầm ma chẩn” hay “Phong chẩn khối” sinh ra do: Cơ thể nhiễm phong hàn hoặc phong nhiệt, uất tích tại bì (da) gây phát bệnh. Trường vị thấp nhiệt lại bị ngoại tà xâm nhập gây tà uất tại cơ bì. Cơ thể suy nhược, gan thận không thực hiện tốt chức năng gây ra bệnh.

Bệnh mề đay nếu cấp tính nếu không điều trị sẽ chuyển sang mãn tính. Khi bệnh chuyển nặng triệu chứng xuất hiện rầm rộ có thể gây tình trạng suy hô hấp hen suyễn, khó thở thở khò khè do phù thanh quản hoặc lưỡi gà, mất tỉnh táo và có cơn co giật, tụt huyết áp,…

Bệnh mề đay ở trẻ khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, nôn ói, bỏ ăn hoặc thậm chí phát sốt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.

Cách chữa trị bệnh nổi mề đay tại nhà

Đối với người bệnh nỗi mề đay, mỗi lần bệnh tái phát thật sự rất khó chịu, mệt mỏi. Để giảm những cơn mề đay tái phát, triệu chứng bệnh ngay tại nhà người bệnh có thể thực hiện một số cách như:

Cách chữa trị bệnh nổi mề đay tại nhà 2

Lá húng quế

Trong lá húng quế cũng có nhiều thành phần như một loại thuốc kháng histamine tự nhiên, rất hiệu quả trong điều trị mề đay. Có tác dụng chống ngứa và viêm rất hiệu quả. Để điều trị nổi mề đay người bệnh cần hái một ít lá húng quế phơi khô, nấu lên lấy nước thoa lên những vùng da bị nổi mề đay hoặc nấu lá húng quế để xông hơi. Ngoài ra bạn có thể vò nát lá húng quế tươi rồi chà xát vào chỗ bị nổi mề đay, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Nước gừng nấu đường

Theo đông y gừng có tính ấm có khả năng kháng viêm, giảm ngứa rất tốt. Để thực hiện cách trị mề đay với gừng bạn cần nửa chén giấm, 2 cục đường thốt nốt và một củ gừng tươi thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín, đun nhỏ lửa, đến khi còn khoảng 1/2 chén nước thì gạn bỏ bã lấy nước để dùng.

Lá khế

Các bạn cần 1 nắm lá khế rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi đun sôi và lấy nước này để, mỗi tuần tắm 3 lần sẽ giúp cắt nhanh các cơn ngứa ngáy khó chịu.

Cách chữa trị bệnh nổi mề đay tại nhà 3

Bột yến mạch

Bột yến mạch ngoài là thực phẩm còn có tác dụng làm mát và trị ngứa da, dưỡng chất trong bột yến mạch còn giúp bảo vệ da bạn không bị khô. Để trị nổi mề đay bằng bột yến mạch người bệnh chỉ cần pha bột với nước rồi bôi chúng lên những chỗ bị ngứa ra. Trong trường hợp bị ngứa toàn thân có thể dùng bột để ngâm mình trong 10 phút.

Cây lô hội

Lô hội (nha đam) chứa nhiều chất ẩm, trong thành phần của cây có những dưỡng chất giúp làm giảm ngứa, chữa lành tổn thương trên da và làm lặn các vết mẩn ngứa. Khi bị nổi mề đay, những chỗ sẩn ngứa có thể bị bong tróc bạn hãy lấy dịch của lá lô hội bôi lên bè bề mặt sẽ giúp những đám ngứa không bị lan mạnh sang các vùng khác.

Ngoài những cách điều trị nổi mề đay tại nhà trên còn có nhiều cách điều trị khác như chườm lạnh, rau kinh giới, rau má, đu đủ xanh,…Tuy nhiên, những cách chữa mề đay tại nhà chỉ có hiệu quả ở bên ngoài bề mặt da mà không đi điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, nên bệnh dễ tái phát và ngày càng nặng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp.

Đặt lịch khám bệnh:

Hotline: 0931 225 777
Hotline: 0286 2860 111

Đánh giá bệnh nhân sau điều trị

Bài viết cùng chủ đề

Phản hồi từ bệnh nhân

Đã sử dụng dịch vụ tại Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Khi đi khám và điều trị bằng đông y bệnh nhân cần lưu ý:
  • 1 Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do sở y tế cấp, tránh trường hợp thầy lang không có chuyên môn chữa bệnh có thể gặp nguy hiểm
  • 2 Lưu ý danh sách 17 phòng khám có yếu tố Trung Quốc do sở y tế TP.HCM cảnh báo
  • 3 Lưu ý không mua thuốc nam, thuốc bắc dạng viên không có bao bì nhãn mác, không có tem, xuất xứ, không có giấy phép lưu hành.
  • 4 Khi mua thuốc thang nên yêu cầu phòng khám hoặc nhà thuốc cung cấp giấy kiểm định thuốc theo thông tư 44