Nhiều người khi bị thoát vị đĩa đệm rất sợ phải điều trị bằng phẫu thuật mà luôn mong muốn tìm được một phương pháp chữa trị đơn giản, an toàn mà hiệu quả. Trong đó, lựa chọn điều trị bằng các cây thuốc hay bài thuốc nam vẫn được ưu tiên áp dụng nhất. Sau đây, các bác sĩ sẽ nêu ra một số cây thuốc chữa thoát vị đĩa đệm và những lưu ý khi sử dụng để bạn đọc tham khảo. Mời bạn cùng theo dõi!
Mục lục nội dung
Những cây thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm trong dân gian
Theo các bác sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn, các cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể thuyên giảm nếu bạn kiên trì áp dụng một số bài thuốc đơn giản từ các cây thuốc tự nhiên ngay sau đây.
Bài thuốc từ cây xấu hổ
Cây xấu hổ hay còn được gọi là cây trinh nữ, là một loại cây mọc ở khắp mọi nơi. Cây xấu hổ có tác dụng giống như rau chùm ngây dùng để trị những bệnh thông kinh hoạt lạc, đau nhức xương khớp, giảm đau, phong thấp, viêm dạ dày…
Cách sử dụng bài thuốc: Lấy rễ cây xấu hổ đem đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi phơi khô. Mỗi ngày lấy khoảng 120g sao nóng lên, sau đó tẩm một chút rượu trắng rồi lại tiếp tục sao cho vàng lên tới khi rễ xấu hổ tẩm rượu đã khô thì dừng lại. Mỗi ngày lấy nguyên liệu đã sao được cùng với 4 chén nước đem đi sắc lấy 1 chén nước, uống 2 lần/ngày, uống khoảng 5 thang như vậy bạn sẽ thấy có hiệu quả.
Bài thuốc từ lá chìa vôi
Cây chìa vôi có tác dụng trong việc giải độc, trừ tê thấp, phong thấp, sát trùng, trị đau nhức xương khớp, bong gân… cây chìa vôi kết hợp với một số loại thảo dược khác sẽ giúp quá trình chữa bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên đơn giàn hơn. Nếu bạn kiên trì sử dụng Một số bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả từ lá chìa vôi thì những cơn đau nhức sẽ dần dần biến mất.
Cách sử dụng bài thuốc : Cây chìa vôi, dền gai, lá lốt, tầm gửi , mỗi vị sẽ lấy 20g. Cỏ xước lấy 30g. Tất cả nguyên liệu được rửa sạch và phơi khô. Sắc lấy thuốc uống mỗi ngày, vị thuốc này sẽ đắng nhẹ, thơm, bạn có thể sử dụng uống thay nước lọc. Những thảo dược này hoàn toàn lành tính và không gây tác dụng phụ, vậy nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
Bài thuốc từ lá lốt
Là lốt thường được sử dụng như một loại thực phẩm trong những bữa ăn hàng… Thế nhưng lá lốt còn là một vị thảo dược quý chữa được nhiều bệnh. Trong Đông y lá lốt có vị hơi cay, tính ấm có công dụng trừ phong thấp, tê bì chân tay, giảm đau nhức, và một số bệnh ngoài da như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa…
Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa bằng lá lốt rất đơn giản, chỉ cần lấy khoảng 1 nắm lá lốt đem rửa sạch, giã nát hoặc xay vắt lấy nước uống mỗi ngày. Bạn cũng có thể kết hợp thêm ngâm chân bằng nước lá lốt nấu. Những cơn đau nhức của bệnh sẽ giảm nhanh và được cải thiện đáng kể nếu bạn kiên trì áp dụng cách trên.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây cỏ xước
Cách 1:
Cây cỏ xước được rửa sạch và phơi khô, sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày, cũng có thể uống thay nước lọc, uống cho đến khi nước thuốc cỏ xước loãng ra thì dừng lại. Đây là một số bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả đơn giản, nguyên liệu lành tính, nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Cách 2:
Bạn lấy khoảng 20g rễ cỏ xước, 12g thiên niên kiện, 16g lá lốt, 12g củ ráy sao vàng, 12g cẩu tích, 12g tô mộc, 16g đỗ trọng, 12g ngải cứu, 12g lá thông, 20g ý dĩ, tất cả các vị thuốc trên cho vào nồi sắc với 6 bát nước, sắc đến khi còn khoảng 2 bát thuốc, uống 2 lần một ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc khoảng từ 14-15 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt mà bài thuốc mang lại
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây dền gai
Cách sử dụng bài thuốc : Cây dền gai đem rửa sạch, phơi khô, sắc lấy nước uống mỗi ngày thay cho nước lỏng. Nước này khá dễ uống có vị đắng ngọt và thanh mát. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp dền gai cùng một số thảo dược khác để sắc lấy nước uống mang lại hiệu quả không kém như là ngải cứu, cỏ xước, lá lốt. Cây dền gai được biết đến là một bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiểu quả, chỉ cần bạn kiên trì áp dụng thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện đáng ngạc nhiên.
Trên đây là một số bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả và an toàn. Đồng thời, bạn cũng cần có một chế độ sinh hoạt ăn uống kiêng cử hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, hoặc có thể tập vậy lý trị liệu, yoga, một số bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cũng giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nặng thì những bài thuốc kể trên sẽ không có nhiều tác dụng. Lúc này bạn nên tìm đến một cơ sở y tế uy tín chất lượng để được các bác sĩ thăm khám, và có hướng điều trị tốt nhất.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Ngải cứu là cây thuộc họ cúc, thường mọc hoang và được trồng hầu như trên khắp cả nước. Ngải cứu tươi có thể dùng để chế biến thành các món ăn, phơi khô làm thuốc. Hiện nay, ngải cứu được khá nhiều ngườidùng làm vị thuốc để chữa thoát vị đĩa đệm như:
- Sử dụng lá ngải cứu với mật ong: Dùng 300g lá ngải cứu rửa sạch giã nát chắt lấy phần nước, n sau đó cho 2 thìa mật ong vào để uống.
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và giấm: Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh thường cảm thấy đau đớn mỗi khi vận động xong nhất là vào buổi tối. Để giảm đau và giúp các vùng bị đau thoải mái hơn thường lấy 100g lá ngải cứu rửa sạch, giã nát rồi trộn với một ít giấm nóng, bọc hỗn hợp vào khăn vải mỏng rồi chườm, xoa lên vùng bị thoát 15 phút.
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rang muối: Một số người bệnh thường rang lá ngải cứu với muối hột và dùng hỗn hợp này đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Cách làm này giúp người bệnh giảm đau, cảm thấy dễ chịu tại vùng bị thoát vị hoạt đông và khi vận động sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và rượu trắng: Bài thuốc này gồm 100g lá ngải cứu rửa sạch, cùng 2 chén rượu trắng xào nóng đem đắp lên vùng bị thoát vị và buộc lại bằng vải đến khi hết hơi ấm thì tháo ra.
Không thể phủ nhận đây là những cách hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất hay. Bởi ngải cứu là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh khá tốt, tác dụng nhanh. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu cũng là một công dụng đáng lưu lại của loại cây này.
Tuy nhiên, cách này đòi hỏi phải được thực hiện trong thời gian dài và chỉ phát huy hiệu quả với tình trạng bệnh mới bắt đầu ở mức độ nhẹ. Lá ngải cứu chỉ có tác dụng chính là giảm những cơn đau buốt do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm khác
Bài thuốc sắc
Thành phần gồm Hương nhu tía, thiên niên kiện, sâm ngọc linh, xuyên ô, phụ tử, quế chi, độc hoạt, ma hoàng, thạch chi, đương quy, cam thảo, tế tân, can khương, đỗ trọng… Liều lượng sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám.
Các bài thuốc này có tác dụng giảm đau, tăng độ cứng của vòng xơ, hỗ trợ phục hồi phần đĩa đệm bị tổn thương, đẩy nhân nhầy về vị trí cũ.
Bấm huyệt
Tùy vào từng giai đoạn và tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp và thời gian bấm huyệt khác nhau. Phương pháp này có tác dụng tăng cường khí huyết lưu thông tại chỗ, tạo điều kiện cho các tạng phủ, cơ quan được nuôi dưỡng đầy đủ, nâng cao sức khỏe. Các bước bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm gồm:
- Bước 1: Xoa bóp, day hoặc lăn vùng cần điều trị để làm giãn cơ.
- Bước 2: Dùng dụng cụ chuyên dụng hoặc tay để bấm các huyệt giáp tích, thị huyệt, địa trường du… và giữ trong vài phút.
Châm cứu
Đây là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm đã được các nhà khoa học công nhận về độ hiệu quả cao và tính an toàn. Châm cứu sẽ tác động lên những vùng đĩa đệm bị thoát vị và hệ thống thần kinh ở đây, giúp đẩy đĩa đệm trở về vị trí cũ, ngăn chặn những cơn đau do bệnh gây ra.